Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thị trường, giảm chi phí, thích ứng với bối cảnh nền kinh tế số.
>>Chuyển đổi số: “Chìa khóa” nằm ở quyết tâm của người lãnh đạo
Sáng ngày 14/4, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Vụ Kinh tế số, Xã hội số - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Tổng Công ty Mobifone Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn hỗ trợ công tác chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực sản xuất và du lịch nhằm tối ưu hóa hoạt động, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, cắt giảm chi phí, thích ứng với bối cảnh mới của nền kinh tế số .
Tính đến cuối năm 2022, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 90% tổng số doanh nghiệp). Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ; lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động, tỉnh Thanh Hóa luôn tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo ra những động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy giá trị đổi mới sáng tạo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Ông Đỗ Hữu Quyết, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Giám đốc Sở TT&TT Thanh Hóa cho biết, điều khó khăn nhất hiện nay khi chuyển đổi số của các doanh nghiệp đó là thay đổi thói quen. Để thay đổi thói quen trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm của người đứng đầu. Chuyển đổi số là tất yếu, là sự sống còn của doanh nghiệp trong thời đại 4.0, tuy nhiên có khó khăn, thách thức về nhận thức, công nghệ, thói quen; đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhận thức đúng, quyết tâm cao để vượt qua khó khăn, thách thức đó. Sở Thông tin và Truyền thông cam kết luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp để hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn trên.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia truyền đạt các chuyên đề về Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Giới thiệu chính sách hỗ trợ về công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hướng dẫn đăng ký tài khoản và sử dụng Hệ thống thông tin gửi nhận văn bản điện tử giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước; Giới thiệu một số nền tảng, giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa…
>>Chuyển đổi số gắn với du lịch thông minh
>>Hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp khởi nghiệp chuyển đổi số
Bà Nguyễn Thanh Bình, Vụ Kinh tế số, Xã hội số - Bộ TT&TT phát biểu tại Hội nghị, doanh nghiệp và người dân cần chủ động để quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi lên môi trường số, phát triển kinh tế số và xã hội số an toàn. Bảo vệ người dân, doanh nghiệp trước những nguy cơ, rủi ro, tác nhân xấu xâm hại tới lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Phát triển kinh tế số và xã hội số trong sản xuất thương mại theo hướng tinh gọn và tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng, góp phần hiện đại hóa chu trình kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Hoàng Phi Long, Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin Tổng Công ty Mobifone chia sẻ những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tư vấn, thuê, mua giải pháp chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số mà hiện nay Mobifone đang hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trên toàn quốc, qua đó thấy được những hiệu quả từ chuyển đổi số.
Ngoài ra, tại Hội nghị rất nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các ý kiến cùng nhau trao đổi, thảo luận các nội dung về chuyển đổi số; những khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị những chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai, ứng dụng các nền tảng chuyển đổi số.
Năm 2023, được xác định là năm tăng tốc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết về chuyển đổi số của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra; chỉ tiêu đặt ra trong năm 2023 cụ thể về Kinh tế số như: Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 50%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 30%; Mỗi hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều được trải nghiệm sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh; 100% sản phẩm có giấy chứng nhận OCOP của tỉnh được đưa lên sàn thương mại điện tử VoSo.vn và Postmart.vn; duy trì tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%...
Có thể bạn quan tâm
Đà Nẵng: Doanh nghiệp vẫn loay hoay với chuyển đổi số
08:00, 14/04/2023
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
19:33, 11/04/2023
Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số
15:28, 04/04/2023
Chuyển đổi số gắn với du lịch thông minh
09:50, 03/04/2023
Hải Dương: Tiên phong phát triển tăng trưởng xanh và chuyển đổi số
17:49, 01/04/2023
Chuyển đổi số: “Chìa khóa” nằm ở quyết tâm của người lãnh đạo
11:01, 01/04/2023