Thanh Hóa: Linh hoạt sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới

SĨ CHỨC - KIỀU PHIÊN 15/02/2022 14:00

Năm 2021 vừa qua, dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn cho công tác xây dựng nông thôn mới nhưng bằng những quyết sách đúng đắn đã nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Năm 2021, Văn phòng điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới đã triển khai thực hiện nhiệm vụ tham mưu, điều phối về Chương trình XDNTM trong điều kiện tác động tiêu cực của dịch COVID-19, đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Cụ thể, công tác đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện XDNTM, Chương trình OCOP không được thường xuyên, do các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, dành nhiều thời gian để phòng, chống dịch.

Sản phẩm

Sản phẩm miến gạo Thăng Long đạt OCOP 

Đối với các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, những tháng đầu năm, đặc biệt là từ cuối tháng 7/2021, dịch bùng phát mạnh nên công tác chỉ đạo thực hiện chương trình bị ảnh hưởng, nhất là khó khăn trong việc huy động nguồn lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, chỉnh trang cảnh quan môi trường... Từ đó, làm chậm tiến độ hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới theo quy định. Tại các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tiến độ thực hiện các tiêu chí còn chậm và gặp nhiều vướng mắc, nhất là các tiêu chí: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, phát triển sản xuất, thu nhập...

Để đảm bảo thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới đã tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin (TD office, thư điện tử, zalo,...) trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nhất là công tác hướng dẫn, đôn đốc các địa phương hoàn thành nhiệm vụ XDNTM ở cả cấp huyện, cấp xã, cấp thôn/bản, phát triển sản phẩm OCOP, biên tập và phát hành bản tin NTM. Khai thác tối đa thông tin, dữ liệu trên internet và đẩy mạnh làm việc, liên lạc trực tiếp qua điện thoại hoặc trao đổi theo hình thức trực tuyến qua phương tiện công nghệ. Đối với công tác thẩm tra huyện, thẩm định xã ở các địa phương có tình hình dịch diễn biến phức tạp, phải thực hiện giãn cách, các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị công nhận, các văn bản báo cáo khác qua TD office, thư điện tử (kèm hình ảnh, video về hiện trạng kết quả) hoặc qua bưu điện để kiểm tra, đánh giá. Đối với các địa phương có tình hình dịch được kiểm soát, việc kiểm tra trực tiếp (cả về hồ sơ, thực địa, sản phẩm,...), được thực hiện nghiêm quy định về công tác phòng, chống dịch, tuân thủ nguyên tắc 5K, hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Khi tổ chức hội nghị thẩm tra, thẩm định, chấm điểm, xếp hạng sản phẩm OCOP, số lượng người tham dự thực hiện nghiêm theo quy định.

Ông Dương Văn Giang, Phó Chánh VPĐPCTXDNTM tỉnh Thanh Hóa cho biết: Đứng trước những khó khăn, rào cản và thách thức của dịch bệnh COVID-19, Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới đã bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh và UBND tỉnh, tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố nhằm tranh thủ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự tham gia của người dân, thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa triển khai thực hiện Chương trình XDNTM theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh Thanh Hóa. Thành quả đạt được năm 2021, toàn tỉnh Thanh Hóa có thêm 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí/xã. Với mục tiêu 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm, những ngày cuối năm dương lịch 2021, Hội đồng thẩm định NTM Trung ương đã tổ chức thẩm định và hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 cho các huyện: Nông Cống, Triệu Sơn và Thiệu Hóa. Riêng ở khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh, cũng có thêm 80 thôn, bản đạt chuẩn NTM, vượt chỉ tiêu đề ra 10 thôn, bản. Trong phát triển sản phẩm OCOP, toàn tỉnh có thêm 89 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Một góc sinh hoạt văn hóa nơi làng quê nông thôn tại Thanh Hóa

Một góc sinh hoạt văn hóa nơi làng quê nông thôn tại Thanh Hóa

Lũy kế đến hết năm 2021, toàn tỉnh đã có 8 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 3 huyện đang chờ quyết định công nhận của Thủ tướng Chính phủ; 341 xã và 1.018 thôn, bản (trong đó có 809 thôn, bản miền núi) đạt chuẩn NTM; 48 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 5 xã và 152 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Năm 2022, mục tiêu Thanh Hóa có thêm 2 đơn vị cấp huyện, 18 xã, 83 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM; 22 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 7 xã, 59 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, bình quân toàn tỉnh đạt 17,9 tiêu chí/xã; có 120 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 1 sản phẩm cấp quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh Hóa: Khánh thành tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2

    Thanh Hóa: Khánh thành tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2

    14:49, 11/02/2022

  • Xây dựng nông thôn mới: Thay một chữ, đổi một đời

    Xây dựng nông thôn mới: Thay một chữ, đổi một đời

    00:19, 24/07/2021

  • Xây dựng nông thôn mới: Chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc

    Xây dựng nông thôn mới: Chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc

    13:53, 27/07/2021

  • Đưa sản phẩm OCOP vượt qua ranh giới làng, xã

    Đưa sản phẩm OCOP vượt qua ranh giới làng, xã

    14:38, 24/02/2021

  • Hải Phòng: Hướng đi nào cho phát triển chuỗi sản phẩm OCOP?

    Hải Phòng: Hướng đi nào cho phát triển chuỗi sản phẩm OCOP?

    06:13, 22/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thanh Hóa: Linh hoạt sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO