Thanh Hóa: Ngang nhiên trùng tu “xâm hại” di tích cấp Quốc gia

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù chưa được cơ quan chức năng cho phép nhưng Đền thờ Tôn Hiến Thành – Di tích cấp Quốc gia, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã nhiều lần bị trùng tu “chui” xâm hại nghiêm trọng.

Nằm bên trục đường tỉnh lộ dẫn từ thị trấn Bút Sơn đến khu du lịch biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), khu Di tích cấp Quốc gia – đền thờ Tô Hiến Thành tọa lạc tại xã Hoằng Tiến, được xây dựng khá bề thế.

Mặc dù chưa nhận được sự đồng ý của các cơ quan chức năng nhưng chính quyền vẫn để mặc cho người dân tự ý dựng tượng, xây dựng trái phép các hạng mục trong khu Di tích cấp Quốc gia - Đền thờ Tô Hiến Thành. Sự việc này không chỉ thể hiện sự buông lỏng quản lý di tích của chính quyền các cấp tại địa phương mà nó còn vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản, xâm hại di tích một cách thô bạo.

Được biết, sau nhiều lần người dân tiến hành trùng tu, xây dựng thêm nhiều hạng mục và mở rộng khuôn viên, khu di tích này đã khang trang lên trông thấy. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là các lần trùng tu và nâng cấp đối với di tích này trong suốt một thời gian dài đều không nhận được được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng và các ngành chuyên môn.

Công

Di tích cấp Quốc gia - Đền thờ Tôn Hiến Thành xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) bị xâm hại nghiêm trọng 

Theo quan sát của phóng viên: Ngay cổng chính dẫn vào khu di tích là hạng mục cột tứ trụ được xây dựng bằng đá xanh và trạm khắc công phu. Phía bên trong, các hệ thống như ao tụ thủy, cầu bắc qua ao trước cổng nghinh môn, tường rào cũng cũng được xây dựng cùng chất liệu với hệ thống cột tứ trụ. Nằm lọt thỏm dưới tán cây, cổng nghinh môn và đền thờ chính bị che lấp bởi khu đền thờ Mẫu, khu nhà chùa thờ Phật, tượng quan thế âm Bồ tát và nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ của xã. Phía bên trái của đền thờ chính là tượng Tô Hiến Thành, được dựng trên khu đế rộng hàng chục m2, chặm khắc bằng đá xanh hoành tráng. Tất cả các hạng mục không phép kể trên được xây dựng trong suốt thời gian từ năm 2012 – 2020.

Ông Lê Bá Ngự, trú tại thôn 1, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, làm bảo vệ của khu di tích cho biết: Hầu hết các các công trình bên trong khu di tích đều được xây dựng mới trong các năm 2018 – 2020, kinh phí do các nhà hảo tâm, con em địa phương đóng góp và cung tiến. Ông Ngự ước tính: Toàn bộ các hạng mục như, cổng tứ trụ, ao tụ thủy, tường rào, sân, nhà thờ phật, tượng Tô Hiến Thành… có tổng kinh phí xây dựng lên đến gần 20 tỉ đồng. “Trên không cho phép đâu nhưng vì nhu cầu tín ngưỡng của bà con địa phương nên thủ đền và nhân dân cứ làm, và làm “trộm” thôi. Nếu có lỗi thì lỗi là của thủ đền chứ không phải của chính quyền xã!”.

Được biết, Đền thờ Tô Hiến Thành (thuộc xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) công nhận là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1997. Theo quy định, di tích quốc gia khi trùng tu, tôn tạo phải được phép của Bộ VHTT&DL.

Tuy nhiên, báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa ngày 13/4 gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho thấy, di tích quốc gia này đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng trong nhiều năm qua, nhưng vẫn không được UBND huyện Hoằng Hóa (đơn vị chịu trách nhiệm quản lý) có biện pháp xử lý một cách triệt để.

Cụ thể, tại báo cáo cho biết: Di tích quốc gia Tô Hiến Thành đã bị xâm hại từ năm 2018, thời điểm đó Sở VHTT&DL Thanh Hóa nhận được phản ánh của công dân nên đã kiểm tra và phát hiện chính quyền địa phương  đã cho mở rộng diện tích tăng thêm gần 6.000 m2 tại di tích, thực hiện san lấp mặt bằng và cho xây cổng tứ trụ, hàng rào bao quanh. Sở VHTT&DL Thanh Hóa cho rằng việc tự ý mở rộng diện tích, đầu tư xây dựng một số công trình khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép là vi phạm Luật Di sản văn hóa. Sở VHTT&DL đã có báo cáo tỉnh Thanh Hóa yêu cầu UBND huyện Hoằng Hóa dừng thi công, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ di tích; kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra các sai phạm trên. Đồng thời khẩn trương lập hồ sơ, nộp hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định, trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Đến tháng 4/2021, Sở VHTT&DL Thanh Hóa lại nhận được phản ánh của công dân nên đã vào cuộc kiểm tra và phát hiện tại di tích lịch sử quốc gia Tô Hiến Thành tiếp tục bị xâm hại, có hàng loạt các hoạt động xây dựng không phép tại đây. Cụ thể, tại khu vực 1 và 2 của di tích, chính quyền địa phương đã tự ý đầu từ xây dựng mới chùa, cổng tứ trụ, đền mẫu, cải tạo khuôn viên, sân đền, xây hồ... Tại khu vực khoanh vùng bảo vệ 3, chính quyền địa phương tự ý thi công, lắp dựng tượng được cho là nguyên mẫu tượng Tô Hiến Thành; xây dựng mới nhà khách...

Tất cả các hạng mục trên, Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa khẳng định chưa được bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào cho phép. Từ đó, Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo UBND huyện Hoằng Hóa kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại đền thờ Tô Hiến Thành từ năm 2018 đến nay. Yêu cầu giải trình, làm rõ cơ sở khoa học, lịch sử, pháp lý trong việc dịch chuyển cổng tứ trụ, xây mới nhiều công trình trong di tích quốc gia Tô Hiến Thành. Yêu cầu UBND huyện Hoằng Hóa khẩn trương triển khai thực hiện lập Dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi hạng mục di tích... trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định (Việc này Sở VHTT&DL Thanh Hóa năm 2018 cũng đã chỉ đạo nhưng UBND huyện Hoằng Hóa không thực hiện). Đồng thời để xuất phương án xử lý, giải quyết, khắc phục những sai phạm nêu trên, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

Báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa cũng nêu: Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về những vấn đề đã và đang xảy ra tại di tích quốc gia Tô Hiến Thành theo phân cấp quản lý.

Trước những vấn đề nêu trên, trao đổi với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Cao Thiên - Phó Trưởng phòng VHTT&DL huyện Hoằng Hóa tỏ ra khá bức xúc và không đồng tình trước việc báo chí cũng như dư luận gọi việc xây dựng, mở rộng trong di tích là “xâm hại” và trái phép. Vì ông cho rằng, toàn bộ các hạng mục như: Cột tứ trụ, nhà thờ phật, nhà bia, ao tụ thủy, khu dựng tượng Tô Hiến Thành, tường rào… đều là phần đất nằm ngoài khu di tích. Thêm vào đó, trước khi tiến hành xây dựng, tôn tạo các hạng mục trong khu di tích, xã đã có các tờ trình gửi các cấp xin phép, mặc dù chưa nhận được sự đồng ý.

Nhưng khi phóng viên đưa ra các lập luận chứng minh rằng khu di tích đang bị xâm hại nghiêm trọng thì ông Thiên lại phân bua rằng: “Thật ra tôi cũng mới được điều chuyển về đây công tác nên cũng chưa nắm được tường tận vấn đề. Hiện, chúng tôi đã làm báo cáo giải trình gửi UBND tỉnh. Bây giờ tỉnh chỉ đạo xử lý ra sao, huyện sẽ nghiêm chỉnh chấp hành”, ông Thiên nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Ngang nhiên trùng tu “xâm hại” di tích cấp Quốc gia tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714076360 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714076360 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10