Thành phố Thái Nguyên: Xây dựng đô thị phát triển thông minh, hiện đại

KIM DUNG 22/07/2022 02:03

Thành phố Thái Nguyên đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số, thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực để xây dựng phát triển nhanh - bền vững theo hướng văn minh, hiện đại.

>>> Thái Nguyên cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số PCI

Thành phố Thái Nguyên đổi thay từng ngày

Thành phố Thái Nguyên đổi thay từng ngày

Mở rộng không gian đô thị thành phố Thái Nguyên

TP Thái Nguyên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Thành phố đã tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghiệp theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển công nghiệp của vùng và cả nước. Đồng thời đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, coi đây là bước đột phá để phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh về cơ chế, chính sách và kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm năng, thời gian qua, nhiều nhà đầu tư lớn có uy tín đã và đang triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị tại thành phố với gần 100 dự án, tổng mức đầu tư trên 200 nghìn tỷ đồng.

Cùng với thành quả trong phát triển kinh tế đô thị, kinh tế vùng nông thôn cũng có những bước tiến vượt bậc. Bên cạnh phát triển kinh tế, thành phố đặc biệt quan tâm thực hiện tốt quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt, địa giới hành chính được điều chỉnh, không gian đô thị được mở rộng. Phần lớn các đồ án quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đều được triển khai cụ thể hóa bằng các dự án phát triển đô thị.

Thành phố cũng chỉ đạo huy động mọi nguồn lực, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị văn minh, hiện đại, giữ vững các tiêu chí đô thị loại I. Đến nay, kết cấu hạ tầng đô thị không ngừng được đầu tư, ngày càng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống hạ tầng khung đô thị được tập trung mọi nguồn lực triển khai, nhiều dự án, công trình quy mô lớn đã và đang được hoàn thiện. Trật tự, văn minh đô thị từng bước được thiết lập. Diện mạo đô thị có nhiều biến chuyển tích cực, sáng - xanh - sạch - đẹp hơn.

>> Chuyển đổi số trong quản lý đô thị là yêu cầu tiên quyết để hình thành đô thị thông minh

6 tháng đầu năm 2022, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo đồng bộ và đề ra nhiều giải pháp quyết liệt để điều hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Tích cực triển khai Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 16/02/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố năm 2022; Công tác thu hút đầu tư tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, đẩy mạnh việc triển khai các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh, thành phố;  Tổ chức thực hiện 10 đề án phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025 và tiếp tục hoàn thiện 03 Đề án phát triển KT-XH giai đoạn 2022-2025 để trình HĐND thành phố thông qua trong quý III/2022; triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số trên địa bàn thành phố; tập trung triển khai quyết liệt để hoàn thành các chỉ tiêu của Đề án 06 của Chính phủ phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử;,… 6 tháng đầu năm 2022, TP Thái Nguyên thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện các dự án; tổ chức thực hiện hiệu quả Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Thái Nguyên đến năm 2035; giữ vững quốc phòng, an ninh; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập thành phố Thái Nguyên (19/10/1962 - 19/10/2022).

Nguyên Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên - Nguyễn Thanh Bình, nay là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, chủ trì phiên họp ngày 23/6/2022, đánh giá kết quả phát triển KT-XH trong 6 tháng đầu năm 2022

Nguyên Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên - Nguyễn Thanh Bình, nay là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, chủ trì phiên họp ngày 23/6/2022, đánh giá kết quả phát triển KT-XH trong 6 tháng đầu năm 2022

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố có sự bứt phá mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của thành phố đạt trên 15%. 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất tăng 8%, ước đạt trên 29.193 tỷ đồng. Trong đó ngành dịch vụ - thương mại tăng 6,7%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 8,6%, ngành nông nghiệp thủy sản tăng 4,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 5.538 tỷ đồng, bằng 44,1% KH tỉnh, 43,3% KH thành phố và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2021; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 1.209 tỷ đồng, bằng 52,3% kế hoạch tỉnh, 51,7% kế hoạch thành phố, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Thu ngân sách ước đạt 1.348,9 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch tỉnh và kế hoạch thành phố, bằng 107,22% so với cùng kỳ năm 2021.

Chuyển đổi số để TP Thái Nguyên xứng tầm đô thị thông minh

TP Thái Nguyên là một trong 3 địa phương (cùng với TP Sông Công và TP Phổ Yên) được tỉnh đầu tư nguồn lực xây dựng đô thị thông minh. Thành phố đang tập trung nguồn lực xây dựng đô thị thông minh theo chủ trương của Tỉnh ủy.  Xác định đây là một yếu tố cốt lõi, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững. Thành phố là địa phương đầu tiên của tỉnh- từ tháng 6/2021- đến nay triển khai mô hình “Phòng họp không giấy tờ” tại các hội nghị của Ban Thường vụ Thành ủy, kỳ họp HĐND thành phố, phiên họp thường kỳ UBND thành phố.

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số với 3 hợp phần chính, gồm: Phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đến năm 2025, T.P Thái Nguyên sẽ ưu tiên phát triển chính quyền số.

Đến năm 2025, TP Thái Nguyên đặt mục tiêu có trên 90% thủ tục hành chính được giải quyết thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; trên 300 doanh nghiệp số và trên 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử; Theo lộ trình đó, đến năm 2030, thành phố phấn đấu có trên 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ công trực tuyến; trên 1.500 doanh nghiệp số; hơn 80% dân số trên địa bàn có tài khoản thanh toán điện tử...

Cán bộ Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND TP Thái Nguyên hướng dẫn công dân tra cứu thông tin trên môi trường mạng

Cán bộ Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND TP Thái Nguyên hướng dẫn công dân tra cứu thông tin trên môi trường mạng

Với sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm cao, hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn TP Thái Nguyên thời gian qua đã đạt kết quả tích cực.

Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và các tầng lớp Nhân dân về các nhiệm vụ chuyển đổi số bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả; Triển khai các hệ thống thông tin, nền tảng số dùng chung; xây dựng hệ thống thông tin đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Hiện nay TP Thái Nguyên đã đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống truyền hình hội nghị; lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông tại vị trí một số nút giao theo công nghệ mới, có sử dụng điều khiển thông minh từ trung tâm điều hành và smartphone; 32/32 phường, xã đã triển khai lắp đặt, kết nối hệ thống camera giám sát (tổng số 304 camera) theo mô hình camera giám sát, kết nối trực tiếp tại các vị trí với trụ sở UBND các phường, xã để phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương.

6 tháng đầu năm 2022, thành phố Thái Nguyên có 26.709 điểm tạo mã QR với 1.889.852 lượt quét, 15.608 tài khoản cài đặt C-ThaiNguyen. Triển khai thử nghiệm mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân tham gia chuyển đổi số tại 401 xóm, tổ dân phố, với 2.602 thành viên, mỗi đơn vị phường, xã thành lập 01 nhóm Zalo để tương tác, trao đổi triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.

Tiếp tục chỉ đạo triển khai dự án xây dựng Trung tâm điều hành thông minh thành phố Thái Nguyên (IOC) kết nối với IOC của UBND tỉnh và các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn tỉnh với nguồn kinh phí đầu tư gần 45 tỷ đồng. Dự kiến khai trương và đưa vào sử dụng đúng dịp Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập TP Thái Nguyên (19/10/1962 - 19/10/2022).      

Chỉ đạo triển khai hiệu quả Đề án ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố (TP Thái Nguyên đã cấp 6.172 tài khoản định danh điện tử, trong đó có 1.083 công dân đã có CCCD gắn chip điện tử).

>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến

Các nền tảng số dùng chung: phần mềm tổ chức các hội nghị trực tuyến phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Thành ủy - HĐND - UBND thành phố; các hội nghị tiếp xúc cử tri; các cuộc họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu 32 phường, xã trên địa bàn thành phố; 100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp thư điện tử @thainguyen.gov.vn; thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Thực hiện công khai, minh bạch 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, niêm yết công khai các danh mục, quy trình nội bộ, giấy tờ, hồ sơ, mức thu phí và thời gian giải quyết đối với tất cả các TTHC thuộc các lĩnh vực tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC của UBND thành phố, Cổng thông tin điện tử thành phố để các tổ chức và công dân tra cứu… Qua đó, giúp TP Thái Nguyên từng bước nâng cao thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 và phần mềm tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa cho 32 phường, xã đảm bảo kết nối với 4 cấp.

Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số gắn với đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng; thu hút đầu tư phát triển đô thị thông minh; khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng số trong quản lý xã hội gắn với triển khai các chương trình chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực; đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, dự án phát triển chính quyền điện tử...

Có thể khẳng định, với sự chỉ đạo nhanh nhạy, chính xác, kịp thời của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Thái Nguyên về thúc đẩy thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trên địa bàn TP Thái Nguyên được dư luận đánh giá cao và nhân dân đồng tình ủng hộ - đã đem lại hiệu quả thiết thực.

KĐT hồ điều hòa Xương Rồng - TP Thái Nguyên

KĐT hồ điều hòa Xương Rồng - TP Thái Nguyên

Cùng với đó, thành phố cũng tập trung xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, gần 60 năm xây dựng và phát triển, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố sẽ đoàn kết một lòng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Mục tiêu đến năm 2030, TP Thái Nguyên trở thành đô thị văn minh, hiện đại, mở rộng về hai bờ sông Cầu; một trong những trung tâm kinh tế, chuyển đổi số, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, thể thao, du lịch, “đầu tàu” phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Nguyên lần đầu công bố Chỉ số DDCI

    Thái Nguyên lần đầu công bố Chỉ số DDCI

    11:14, 08/07/2022

  • Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên: Đồng hành cùng doanh nghiệp

    Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên: Đồng hành cùng doanh nghiệp

    01:23, 07/07/2022

  • DDCI: Động lực phát triển cho Thái Nguyên

    DDCI: Động lực phát triển cho Thái Nguyên

    20:23, 06/07/2022

  • Thành phố Sông Công (Thái Nguyên): Đồng hành cùng doanh nghiệp để thu hút đầu tư

    Thành phố Sông Công (Thái Nguyên): Đồng hành cùng doanh nghiệp để thu hút đầu tư

    11:53, 04/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thành phố Thái Nguyên: Xây dựng đô thị phát triển thông minh, hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO