Tháo gỡ khó khăn từng dự án bất động sản: Cần cú hích đủ mạnh

DIỆU HOA 22/04/2023 17:00

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về “gỡ khó” trong triển khai thực hiện dự án bất động sản (BĐS).

Các yêu cầu giải quyết cụ thể cho từng dự án đã được Phó Thủ tướng chỉ đạo và đều hạn trong tháng 4/2023.

>>> Hàng ngàn dự án “đắp chiếu" có cơ hội hồi sinh

Chia sẻ với DĐDN TS. Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, những chỉ đạo rốt ráo của Chính phủ cho thấy thị trường đang cần cú hích đủ mạnh để phục hồi.

- Sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ có thấy vai trò bình ổn của thị trường BĐS rất quan trọng đối với nền kinh tế, thưa ông?

Việc Chính phủ liên tục có các chỉ đạo rốt ráo tới các bộ, ban, ngành nhằm gỡ khó cho thị trường BĐS cho thấy, Chính phủ đặc biệt quan tâm và biết rất rõ vai trò phục hồi và ổn định của thị trường BĐS. Điều này thực sự có ý nghĩa, nhất là trong thời điểm có quá nhiều khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp.

Thời gian qua, việc bị “kẹt cứng” giữa khó khăn pháp lý và nguồn vốn đã làm thị trường giảm nhịp, ảnh hưởng lớn hơn là làm giảm niềm tin vào thị trường, mặc dù chúng ta biết rằng, một phần biến động “nóng” - “lạnh” của thị trường thời gian qua không hoàn toàn đến từ doanh nghiệp.

Việc xử lý điểm nghẽn ở các dự án có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong nhịp tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước hiện nay, thị trường BĐS không thể “lạc phách”, mà cần phải có sự trở lại, nhưng ở một tâm thế mới tốt hơn, bền vững hơn.

- Thưa ông, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã có chỉ đạo yêu cầu tháo gỡ trong tháng 4/2023, điều này sẽ tạo áp lực đến các bộ, ban, ngành liên quan?

Thực tế là các dự án được đặt lên bàn cân thời gian qua không phải vừa bị vướng mắc trong cuối chu kỳ qua, mà các khó khăn hiện hữu nhiều năm. Doanh nghiệp trong bối cảnh đã khó khăn về thủ tục, khó khăn về thị trường, nguồn vốn, khó chồng khó.

Do đó, việc gỡ vướng thủ tục đầu tư, pháp lý kịp thời cho các dự án đóng vai trì quan trọng cải thiện nguồn cung mới, ổn định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như bình ổn thị trường.

Chỉ đạo của Chính phủ một lần nữa vừa là cú hích vừa là sức ép để các bộ ngành, địa phương vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

Việc xử lý điểm nghẽn ở các dự án có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: P.V

Việc xử lý điểm nghẽn ở các dự án có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: P.V

- Nhưng chỉ đạo là một phần, chuyển tải đến khâu thực thi đã thực sự chơn chu, thưa ông?

Tại Thông báo số 133/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu với nhóm các vướng mắc đã có quy định của pháp luật nhưng do khâu thực thi tại địa phương, yêu cầu các Bộ có văn bản hướng dẫn cụ thể trước 25/4/2023 để các địa phương triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, ở nhóm này, hầu hết các dự án đều ở hiện trạng đã gần như hoàn tất các thủ tục, tỷ trọng lớn nhất nằm ở phần phê duyệt tiền sử dụng đất. Kể cả với các dự án đấu thầu, đấu giá, đây cũng là vấn đề đang rất bất cập, khó cân bằng giữa nguồn thu của địa phương và bài toán lợi ích của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các vấn đề như lựa chọn chủ đầu tư trong đấu thầu hay đấu giá, bồi thường giải phóng mặt bằng… đều là vướng mắc trong thực thi ở các dự án BĐS.

Hơn nữa, sau nhiều biến cố trên thị trường BĐS thời gian qua, địa phương cũng càng mang tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý trong một số cán bộ công chức. 

- Sự chồng chéo của pháp luật liên quan đến BĐS vẫn được nhiều doanh nghiệp phản ánh cần có giải pháp mạnh tay hơn, thưa ông?

Câu chuyện bình ổn, lành mạnh thị trường BĐS chỉ thành công khi có sự quyết tâm vào cuộc của oàn bộ hệ thống chính trị cùng xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Hiện nay, cần đặt lên bàn cân xem điều gì có lợi hơn để lựa chọn.

Ví dụ như việc phát triển dự án để thúc đẩy kinh tế địa phương, nên tính toán lựa chọn giữa việc khoản thu về ngân sách hay nhưng dự án có thể mang đến nhiều lợi ích hơn về phát triển hạ tầng, xã hội.

Bên cạnh đó, như sự ra đời của Nghị định 10/2023 đã giải quyết được một số vấn đề tồn đọng trong thủ tục pháp lý về đất đai. Như vậy, thời gian tới chờ sửa Luật và văn bản hướng dẫn cần thúc đẩy nhanh hơn.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Giảm thiểu rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản

    Giảm thiểu rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản

    12:35, 22/04/2023

  • Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng: Tìm cơ hội trong khó khăn

    Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng: Tìm cơ hội trong khó khăn

    03:00, 21/04/2023

  • Bất động sản cửa khẩu có phải

    Bất động sản cửa khẩu có phải "gà đẻ trứng vàng"?

    01:00, 21/04/2023

  • Áp lực tài chính bất động sản đang đè nặng nhà đầu tư

    Áp lực tài chính bất động sản đang đè nặng nhà đầu tư

    18:09, 20/04/2023

  • Kinh nghiệm Trung Quốc gỡ khó bất động sản

    Kinh nghiệm Trung Quốc gỡ khó bất động sản

    14:55, 20/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tháo gỡ khó khăn từng dự án bất động sản: Cần cú hích đủ mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO