Việc doanh nghiệp chủ động "bắt tay" với trường nghề, đặt hàng nguồn nhân lực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giải quyết được chất lượng.
Còn nhiều bất cập
Việc nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua đã đem đến cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam cũng như thách thức cùng sự thiếu hụt đáng kể về nguồn nhân lực lành nghề, khó đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Việc tỷ lệ lao động trong doanh nghiệp chưa qua đào tạo vẫn chiế, tới 1/5 lực lượng lao động phản ánh phần nào những yêu cầu trong việc đào tào lao động của các doanh nghiệp khi tuyển dụng, kéo theo gia tăng chi phí kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm
12:00, 12/11/2019
10:01, 12/11/2019
14:50, 08/11/2019
09:49, 30/10/2019
Trong khi đó, từ trước đến nay, hình thức kết nối chủ yếu giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề là đưa sinh viên đến thực tập, không nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo cùng nhà trường.
Trao đổi tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp gắn kết giáo dục nghề nghiệp và người đào tạo doanh nghiệp", bà Vi Thị Hồng Minh, phó giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động (VCCI), trên thực tế vẫn còn một số quy định hạn chế sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Đơn cử như quy định người hướng dẫn tại doanh nghiệp có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm sẽ làm khó doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động này. Các quy định, chính sách pháp luật liên quan đến giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự rõ ràng. Hiện nay, chưa có quy định về hình thức đào tạo tại chỗ của doanh nghiệp.
Mặt khác, bà Minh cho biết, chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thành lập trung tâm đào tạo được doanh nghiệp thành lập. Bên cạnh đó, việc thiếu đội ngũ chuyên gia, trang thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùng chương trình đào tạo chưa được cập nhật... cũng là một trong số những rào cản đáng kể.
Mặt khác, theo báo cáo đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - VCCI) năm 2014, các doanh nghiệp FDI ít hài lòng về chất lượng đào tạo nghề của địa phương, họ phải chi nhiều hơn cho đào tạo lại lao động khi mới tuyển vào. Tình hình không có nhiều chuyển biến từ thời điểm đó cho đến nay.
Dù chất lượng giáo dục dạy nghề tại các tỉnh đã có xu hướng cải thiện trong năm 2016-2017, tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chất lượng giáo dục dạy nghề tại các tỉnh đạt loại tốt đã giảm đi so với năm 2012-2013.
Trong khi yêu cầu của doanh nghiệp ngày càng cao thì giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa theo kịp các yêu cầu này dẫn đến việc tỷ lệ chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng theo, tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, cần có những thay đổi trong giáo dục dạy nghề, đặc biệt là thu hút sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề.
Xây dựng chiến lược cùng thắng
Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, sự chủ động của doanh nghiệp và trường nghề trong việc tạo liên kết chặt chẽ, tạo ra mô hình chuẩn hóa và tạo việc làm bền vững cho người lao động là điều cấp thiết.
Nhận định về vấn đề này, bà Vi Thị Hồng Minh cho rằng, cần nêu ra một số giải pháp tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường, trong đó tập trung đổi mới hơn nữa phương thức đào tạo gắn liền với doanh nghiệp. Đồng thời, hoàn thiện chính sách pháp luật và cơ chế liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Các chuyên gia cũng cho rằng, bên cạnh những nỗ lực từ phía doanh nghiệp, các trường phải nâng chuẩn đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, linh hoạt hơn trong việc thay đổi thời gian đào tạo, khung chương trình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế cũng như yêu cầu từ phía doanh nghiệp.
Đồng thời, cần chủ động kết nối, mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp thay vì duy trì kiểu làm việc bao cấp kéo dài suốt thời gian qua. Để sinh viên hưởng lợi, để quá trình đào tạo đạt hiệu quả cao, các trường phải năng động hơn chứ không thể cứ… ngồi chờ doanh nghiệp.
Bà Wendy Cunningham, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng thế giới nhận định, để khuyến khích doanh nghiệp và nhà trường tăng cường kết nối, chính phủ cần xây dựng một chiến lược cùng thắng. Trong đó, xác định các mô hình đang thành công trong quan hệ đối tác công tư về đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, cùng doanh nghiệp tăng cường cácbiện pháp khuyến khích đủ hấp dẫn để tăng cường sự tham gia và việc đào tạo tại các cơ sở giáo dụng nghề nghiệp. Về lâu dài, cần thành lập một ủy ban hỗn hợp nhà nước-doanh nghiệp do khối tư nhân dẫn dắt nhằm xây dựng chiến lược đào tạo nghề quốc gia. Các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đóng vai trò trung gian, gợi mở và tạo cơ hội cho doanh nghiệp, trường nghề kết nối với nhau.
Khi trường nghề đào tạo sát với yêu cầu của doanh nghiệp, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp giảm, doanh nghiệp cũng bớt đi chi phí cho đào tạo lại như thời gian qua, sẽ giúp doanh nghiệp-nhà trường xây dựng niềm tin, hướng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam trong thời gian tới.