Tất cả các cuộc suy thoái kinh tế đều dẫn tới thất nghiệp tăng mạnh. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 khiến thị trường lao động toàn cầu tồi tệ hơn.
Theo đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ), thế giới có thể sẽ có thêm gần 25 triệu người thất nghiệp vì đại dịch COVID-19.
Nỗi ám ảnh thập kỷ
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nếu năng lực sản xuất xã hội giảm 1% so với khả năng, thất nghiệp sẽ tăng lên 2%. Chưa kịp định lượng, nhưng năng lực sản xuất toàn cầu hiện nay phần lớn đã “đóng băng”.
Lần gần đây nhất mà nền kinh tế Mỹ đối mặt với nạn thất nghiệp là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thời điểm đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức kỷ lục trên 9,5% kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, thậm chí có tháng còn lên đến trên 10%, đã đánh mất 8,8 triệu việc làm.
Có thể bạn quan tâm
06:00, 24/03/2020
16:48, 16/03/2020
17:13, 09/02/2020
Dịch bệnh COVID-19 cũng “nhẹ nhàng” thổi bay niềm tự hào lớn nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ này, đó là duy trì con số thất nghiệp thấp nhất gần 50 năm qua (3,5%).
Từ cuối tháng 3/2020 đến nay, Bộ Lao động Mỹ đã tiếp nhận 10 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp, con số này đã tiệm cận mức kỷ lục trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, có thời điểm lượng nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng... 3.000%!.
Số lượng 10 triệu mất việc nói trên trên tương đương gần 6% tổng lực lượng lao động 165 triệu người ở Mỹ. Cộng thêm tỷ lệ thất nghiệp 3,5% trước khi dịch COVID-19 xảy ra, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của Mỹ đang ở mức 9,5%!
Đáng lo ngại, đại dịch COVID-19 không chỉ hoành hành ở Mỹ, với đà này lực lượng thất nghiệp toàn cầu sẽ được bổ sung thêm vài chục triệu người, tương ứng thu nhập của người lao động trên thế giới sẽ giảm khoảng 3,4 nghìn tỷ USD.
Giới chuyên gia ước tính, với tình hình hiện tại, năng lực sản xuất toàn cầu sẽ tụt giảm từ 3- 4% trong năm 2020. Điều này dẫn đến 2 hệ quả, một là dòng tiền bị chững lại; hai là khát vốn cục bộ ở những thị trường tài chính thiếu kết nối.
Cả hai trạng thái trên đều dẫn đến kết quả là khủng hoảng tài chính với làn sóng phá sản hàng loạt doanh nghiệp. Tác động trở lại sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng thứ cấp trên thị trường lao động.
Xét đến khía cạnh tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu của ILO chỉ ra rằng tốc độ và hình thức tăng trưởng hiện tại đang kìm hãm những nỗ lực giảm nghèo và cải thiện điều kiện làm việc ở các nước thu nhập thấp. Do đó, tăng trưởng kinh tế cần dịch chuyển theo hướng khuyến khích các hoạt động tạo giá trị gia tăng cao hơn thông qua công cuộc chuyển đổi cơ cấu, cải tiến công nghệ và đa dạng hóa.
Dịch bệnh chỉ là khó khăn tạm thời, nhưng ở giác độ nào đó, đây là “cú lấy đà” để thế giới tiến nhanh hơn vào kỷ nguyên số, nhiều nền kinh tế mới nổi có cơ hội chứng minh năng lực thích ứng, nhiều ngành nghề mới khẳng định tính đúng đắn và phương thức lao động sản xuất được nâng lên tầm cao mới.
Kinh tế thế giới sẽ phục hồi mạnh sau dịch COVID-19, đó là lý do để tin rằng khối lượng thất nghiệp sẽ nhanh chóng được tuyển dụng để đáp ứng yêu cầu khôi phục, nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kể cả trong trường hợp phải “sống chung với lũ”- nếu dịch COVID-19 trở thành căn bệnh phổ biến, phương pháp lao động mới, có nền tảng cũng nhanh chóng được hình thành dưới ánh sáng của công nghệ...