Thấy gì từ việc doanh nghiệp sản xuất ô tô kiến nghị giảm thuế, phí?

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước kiến nghị Bộ Tài chính xem xét tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe đăng ký mới, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường ô tô.

Tác động thiết thực từ chính sách

Thời gian vừa qua, để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển, đặc biệt trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu, trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế, nhằm kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước từ 28/6-31/12/2020 đã giúp thu ngân sách tăng hơn 11.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (ảnh: Internet)

Quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước từ 28/6-31/12/2020 đã giúp thu ngân sách tăng hơn 11.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước 

Cụ thể, Nghị định số 70/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 28/6-31/12/2020 giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô, rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lắp ráp sản xuất ô tô trong nước tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách khi Nghị định số 57/2020 của Chính phủ với nội dung sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu, ưu đãi danh mục hàng hóa, mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Theo đó từ 10/7/2020, thuế suất thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được, sẽ chính thức giảm về mức 0%. Chính sách này cũng áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất, gia công lắp ráp linh kiện phụ tùng ô tô. Tuy nhiên, loại vật liệu vật tư linh kiện nhập khẩu thuộc diện hưởng thuế nhập khẩu 0% phải đáp ứng các quy định liên quan.

Đồng thời Nghị định 109/2020 cũng quy định gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, phát sinh của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 10/2020 với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Báo cáo của Tổng cục Thuế cho biết, quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước từ 28/6-31/12/2020 đã giúp thu ngân sách tăng hơn 11.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng tăng hơn 8.200 tỷ đồng, phí và lệ phí trước bạ tăng hơn 3.000 tỷ đồng. Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc áp dụng chính sách này khiến ngân sách địa phương trong năm ngoái giảm thu khoảng 6.000 tỷ đồng. Sau khi hết thời hạn thực hiện Nghị định, Bộ Tài chính đã quy định không gia hạn chính sách này, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa thị trường xe nhập khẩu và sản xuất nội địa.

Vẫn cần “phao cứu sinh”

Vào tháng 5 năm nay, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô đã kiến nghị một số chính sách bổ sung cho doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó kiến nghị Bộ Tài chính xem xét tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe đăng ký mới, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường ô tô. Vì theo Hiệp hội, nhiều địa phương vẫn đang chống chọi với dịch bệnh, người dân không còn nhu cầu cao trong việc mua xe, cùng với đó, các đại lý bán lẻ phải đóng cửa dài ngày chống dịch càng khiến tiêu thụ ô tô giảm mạnh, nhiều nhà máy phải đóng cửa. Mặc dù vậy, qua tổng kết rà soát chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã bác đề xuất này với lý do, giải pháp này không phù hợp với bối cảnh khi đó.

Hiện nay, nhiều địa phương vẫn đang chống chọi với dịch bệnh, người dân không còn nhu cầu cao trong việc mua xe khiến thị trường giảm mạnh (ảnh: Internet)

Công nghiệp ô tô là ngành có đóng góp lớn trong cơ cấu GDP, tạo ra hàng triệu việc làm và có sức lan tỏa lớn (ảnh: Internet)

“Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam chỉ ra, tháng 8/2021, cả thị trường đạt doanh số 8.884 xe, giảm 45% so với tháng 7 và giảm 57% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp thị trường có sự sụt giảm về doanh số bán lẻ, dù mọi nhà sản xuất trong nước đều đưa ra các chính sách khuyến mại, giảm giá tới khách hàng.”

Tuy nhiên, tình hình của thị trường ô tô lúc này so với tháng 5 đã có nhiều thay đổi. Trao đổi với báo giới, ông Phạm Thành Lê, chuyên gia theo dõi thị trường ôtô - Diễn đàn otofun cho rằng, trong thời điểm thị trường ô tô đang xuống rất thấp, cũng là lúc chúng ta ngồi lại xem xét, cân nhắc bỏ đi một vài trong hàng chục loại thuế, phí mà một chiếc xe hơi đang phải chịu. “Điển hình như phí bảo trì đường bộ, hay lệ phí trước bạ cũng cần đưa về đúng bản chất của một loại lệ phí ghi sổ, thay vì áp trần lên tới 15% giá bán của một chiếc xe như hiện nay. Việc Chính phủ cân nhắc giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô thời điểm này là một cú hích rất tốt cho thị trường và nó đã được chứng minh hiệu quả ở nửa cuối năm 2020”.

Còn bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam đánh giá: “Tại thời điểm đó, chúng ta hy vọng rằng đại dịch sẽ qua đi, kinh tế ổn định và tăng trưởng sẽ trở lại, nhưng đến nay dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài, cho nên cần thiết phải có việc giảm lệ phí trước bạ cùng với gia hạn và giảm thuế khác, thì thị trường ô tô trong nước mới có cơ hội khởi sắc hơn”.

Hiện tại dịch bệnh đã được kiểm soát trên toàn quốc khi các ca nhiễm đang giảm dần, nhưng những thiệt hại nặng nề trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ ngày một ngày hai là hồi phục được. Theo đề xuất của các chuyên gia, để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, thì ngoài việc kéo dài thời gian áp dụng các chính sách hiện tại, cũng cần phải có chính sách mạnh mẽ, thực chất bằng “tiền tươi thóc thật”, với chỉ đạo của Chính phủ, để cộng đồng doanh nghiệp ngành sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ có thêm niềm tin cùng nhau vượt khó, hồi phục nền kinh tế quốc gia.

Theo nghiên cứu trên nhiều nước, công nghiệp ô tô là ngành có đóng góp lớn trong cơ cấu GDP, tạo ra hàng triệu việc làm và có sức lan tỏa lớn, trụ cột của ngành là sản xuất lắp ráp, chứ không dựa trên các nền tảng hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu đơn thuần. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô có đóng góp trung bình khoảng 3% GDP, doanh số ngành đạt gần 400.000 xe một năm là chưa tương xứng với năng lực sản xuất và nhu cầu phát triển thị trường công nghiệp ô tô trong nước. Với sự phát triển của ngành này được cho là sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh phụ kiện như cơ khí, chế tạo điện, điện tử, tự động hóa và nhiều ngành dịch vụ liên quan. Từ đó tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Tránh phụ thuộc chính sách hỗ trợ

Tuy nhiên, đây chỉ là hỗ trợ mang tính ngắn hạn, cần có cân đối phù hợp để hài hòa với cam kết quốc tế và năng lực cạnh tranh dài hạn của các hãng xe nội.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong khẳng định, chính sách hỗ trợ nêu trên đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí đầu vào, giúp người mua giảm được chi phí mua sắm các sản phẩm ô tô nội địa. Cả hai điều đó đều giúp tăng tổng cầu, tổng cung và từ đó giúp tăng thị phần của các sản phẩm ô tô nội địa trên thị trường trong nước.

“Nhưng các doanh nghiệp phải chủ động chuẩn bị các kịch bản, các phương án tổng thể liên quan tới vấn đề đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng cạnh tranh với giá thành sản phẩm, thay vì trông cậy vào các chính sách hỗ trợ”, vị chuyên gia khuyến nghị.

Dự báo trong những tháng cuối năm, với khoảng 30 mẫu xe mới ra mắt cùng với hàng loạt chính sách giảm giá và tiến độ mở cửa trở lại nền kinh tế, các chính sách hỗ trợ phù hợp sẽ là cơ hội lớn để thị trường xe Việt Nam vượt qua đại dịch.

Bộ Tài chính cũng cho biết thêm, trong thời gian tới, Bộ sẽ cập nhật số liệu, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại các ngành trọng điểm trong nước và diễn biến tác động của dịch bệnh, để phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách phù hợp, thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp phát triển. Đây được coi là liều thuốc cứu trợ kịp thời, đảm bảo ưu đãi thuế phù hợp với đặc điểm của từng ngành từ đó mở rộng phục hồi các ngành kinh tế mũi nhọn sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thấy gì từ việc doanh nghiệp sản xuất ô tô kiến nghị giảm thuế, phí? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713909955 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713909955 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10