Thị trường bảo hiểm Việt: "Cửa" nào cho "người đến sau"?

Diendandoanhnghiep.vn Có tới 18 công ty bảo hiểm nhân thọ cạnh tranh trong một thị trường quy mô rất nhỏ. Vì vậy, đối với các nhà đầu tư mới, đây sẽ là một thách thức để tham gia vào thị trường.

Cánh cửa ngày càng hẹp

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho biết, 4 tháng đầu năm 2018, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với tổng doanh thu phí toàn thị trường đạt 37.141 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 14.519 tỷ đồng, tăng 13,8%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 22.622 tỷ đồng, tăng 32,5%.

Mới đây, Công ty chứng khoán Rồng Việt vừa công bố báo cáo cập nhật về ngành bảo hiểm. Nhóm phân tích của VDSC cho biết, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang được đánh giá là rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trên toàn cầu do tỷ lệ xâm nhập thấp, tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây và tiềm năng tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP được dự báo tăng 6-6,2%/năm trong ít nhất 5 năm tới (theo OECD).

M&A trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam đã bùng nổ trong những năm gần đây, quan hệ đối tác là cách các công ty bảo hiểm nước ngoài đang áp dụng để bước chân vào thị trường Việt Nam.

VDSC cho rằng, điều này khác với những gì xảy ra trên thị trường trước năm 2011, khi hình thức các nhà bảo hiểm quốc tế thành lập các công ty 100% vốn ngoại để tham gia thị trường Việt Nam khá phổ biến.

Tuy nhiên, thời gian đã chứng minh rằng trong một ngành non trẻ và cạnh tranh quyết liệt, mô hình hợp tác với một doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hiểu biết về thị trường, pháp luật và văn hóa kinh doanh sẽ là cách nhanh nhất để nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. 

Bên cạnh đó VDSC cho rằng, do cạnh tranh gay gắt sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới nên quan hệ hợp tác sẽ là hình thức M&A chính trong thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm tới.

Tuy nhiên, cũng theo VDSC, hầu hết các công ty bảo hiểm lớn và hoạt động hiệu quả trong nước đã hoàn thành việc tìm kiếm đối tác chiến lược nước nước ngoài. Điển hình như Sumitomo của BVH, HDI Global SE (Talanx sở hữu 100%) của PVI, Samsung Fire and Marine Insurance của PGI, DongBu của PTI, Fairfax của BIC, Metlife của BIDV hoặc AXA của BMI. Vì vậy, cơ hội cho những thương vụ mới có thể không nhiều.

Đối với bảo hiểm nhân thọ, trừ Bảo Việt Life thì hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm là công ty nước ngoài. Nhiều công ty là những công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới với năng lực vốn mạnh và chuyên môn lâu đời. Có đến 18 công ty bảo hiểm nhân thọ cạnh tranh trong một thị trường quy mô rất nhỏ. Vì vậy, đối với các nhà đầu tư mới, đây sẽ là một thách thức để tham gia vào thị trường.

Trong khi đó, đối với bảo hiểm phi nhân thọ, VDSC cho rằng tiềm năng cho các công ty bảo hiểm nước ngoài vẫn còn. Giải thích cho nhận định này, nhóm phân tích của VDSC cho biết, trong tâm của ngành đã dần chuyển từ bán buôn sang bán lẻ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các sản phẩm chất lượng cho khách hàng cá nhân vẫn còn thiếu.

"Cửa" nào cho người đến sau?

Theo các chuyên gia bảo hiểm, thị phần của ngành bảo hiểm còn nhiều tiềm năng do số lượng người tham gia bảo hiểm còn ít, đời sống thu nhập người dân càng nâng cao, nhận thức về bảo hiểm thay đổi.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tiềm năng đi cùng với thách thức lớn. Cuộc cạnh tranh giành giật thị phần trên thị trường bảo hiểm vẫn chưa hết nóng mà còn khốc liệt hơn bao giờ hết.

Báo cáo của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho thấy, với số lượng công ty bảo hiểm nhân thọ (18 công ty) và phi nhân thọ (30 công ty) đang hoạt động trên thị trường Việt Nam hiện nay, “sân chơi” thị phần sẽ chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các công ty có quy mô lớn, vừa và nhỏ.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), Phùng Ngọc Khánh, các doanh nghiệp bảo hiểm cần tự rà soát, điều chỉnh các quy trình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính và chất lượng phục vụ, phát triển sản phẩm theo hướng linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Việc phát triển theo chiều rộng phải đi kèm với phát triển theo chiều sâu thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp, chú trọng tới chất lượng của đội ngũ đại lý và các kênh phân phối, đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Từ góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Ngọc Trang, Tổng Giám đốc công ty bảo hiểm VietinAviva, cho rằng: Đối với thị trường tài chính, nội lực, chiến lược kinh doanh, sản phẩm… sẽ đóng vai trò quyết định để doanh nghiệp bảo hiểm nhận về “quả ngọt” hay “trái đắng”.

Có thể nói, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đến sau nhưng đã có sự bứt phá ngoạn mục nhờ đã đưa ra giải pháp hiệu quả như: mở rộng mạng lưới, hợp tác bán chéo sản phẩm…Ngoài ra, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, xu hướng đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến cũng đã được nhiều hãng áp dụng.

Còn theo ông Trần Hoài An, Tổng Giám đốc BIC, cho biết thời gian qua, BIC chú trọng đến việc xây dựng các sản phẩm mới, đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao chất lượng quản trị điều hành, chất lượng dịch vụ trước, trong và sau bán hàng.

Ngoài ra, BIC tập trung phát triển các kênh phân phối bán lẻ, đặc biệt là bán sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng (bancassurance), cùng với đó là việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động bồi thường…, vì vậy đã mang lại những kết quả khả quan.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường bảo hiểm Việt: "Cửa" nào cho "người đến sau"? tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711646008 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711646008 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10