Những quy định tại Nghị định 08 có tính “luật hóa” những giải pháp mà các doanh nghiệp đang triển khai, để doanh nghiệp và trái chủ tiếp tục được đàm phán, giao dịch theo cơ chế thị trường.
>>Giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị định 08 về trái phiếu doanh nghiệp
LTS: Nghị định 08 cho phép doanh nghiệp thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác như bất động sản sẽ là cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh hơn xử lý nợ xấu trái phiếu.
Thực tế, không ít doanh nghiệp đã triển khai đàm phán với các trái chủ trước nghị định mới chỉ là Dự thảo.
BCG Energy thỏa thuận đàm phán thành với đối tác chiến lược Hanwha Energy. Novaland thỏa thuận xong chuyển trái phiếu thành cổ phiếu với Dallas Vietnam Gamma Ltd. AGM hay Đầu tư và Xây dựng Vina 2 đàm phán tại Hội nghị các trái chủ giãn thời gian thanh toán, chấp nhận trả thêm lãi cộng lãi trái phiếu và gốc...
Các trường hợp trên cho thấy sự nhanh nhạy của các nhà phát hành trong bối cảnh thị trường đứt thanh khoản. Việc đi trước của doanh nghiệp không sai hay vi phạm quy định nào của pháp luật khi đây là thương thảo theo giao dịch dân sự của các bên, và trên tinh thần các bên tự làm, tự đầu tư, tự chịu (như Bộ Tài chính liên tục khuyến cáo).
Theo ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia Tài chính đánh giá, thứ nhất, trong bối cảnh rủi ro pháp lý trên thị trường trái phiếu tăng cao, các nhà phát hành đã phải mua lại trái phiếu hàng loạt để tránh rủi ro pháp lý, thì việc Nghị định 08 ra đời chính thức “luật hóa” hoặc chính xác là hợp thức hóa, hợp lý hóa những gì thị trường đang triển khai.
Thứ hai, khi pháp lý được hợp lý, đây cũng là động lực để các bên “thuận tình” hơn, đảm bảo cho các doanh nghiệp và trái chủ mạnh dạn ngồi cùng cùng nhau, tìm tiếng nói đồng thuận trên bàn đàm phán. Tức là có cơ sở để mạnh dạn đặt niềm tin, cho nhau thời gian hoặc bàn đến các phương thức thanh toán đa dạng hơn. Các phương tức thanh toán một khi đã thỏa thuận được, thì ở góc độ nào cũng là “mũi tên bắn nhiều chim”: Giúp doanh nghiệp giảm áp lực thanh toán đến kỳ đáo hạn, lưu chuyển tiền, hàng, giảm đòn cân nợ nếu chuyển sang góp vốn, cổ phần, giảm áp lực nợ xấu cho ngân hàng...
Thứ ba, về quy định tạm ngưng quy định chứng minh nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và xếp hạng tín nhiệm; thực tế là 2 quy định tạm hoàn trả thị trường về nguyên trạng trước khi có Nghị định 65. Yếu tố này theo quan điểm của chúng tôi, không thực sự kích thích thị trường trực tiếp nhưng cần lưu ý rằng trong tài chính hành vi luôn tồn tại khái niệm quán tính. Nhà đầu tư trong giai đoạn qua có thể sợ hãi rủi ro, song khi thị trường rục rịch chuyển dịch và đi vào “êm thấm”, với lãi suất đủ hấp dẫn, quán tính sẽ lại thúc đẩy một số nhà đầu tư lựa chọn cơ hội đầu tư sinh lợi thuận tiện, thay đổi định hướng danh mục đầu tư đã thiết lập trước. Mở rộng ra thị trường, việc tạm ngưng các quy định này đồng nghĩa là dỡ đi các rào cản, tăng thêm các điều kiện để có thể tạo thuận lợi cho chiến lược quán tính giá trở thành xu hướng, khi các điều kiện chung thay đổi.
Do đó, chuyên gia nhìn nhận, nếu nói Nghị định 08 chỉ có tác động làm giảm rủi ro ngắn hạn thì có thể chưa đủ. Tất nhiên, còn phải chờ xem thị trường có vận động theo kỳ vọng từ chính sách ra sao.
Ghi nhận ở một số doanh nghiệp BĐS hiện tại cho biết, việc đàm phán còn tùy thuộc vào trái chủ là ai. “Một số trái chủ tổ chức của chúng tôi là công ty đầu tư. Họ không muốn giãn, hoãn thanh toán trái phiếu hoặc chuyển cổ phần mà muốn định giá lại giá trị tài sản đảm bảo BĐS (dự án) để thanh toán bằng tài sản. Nếu định giá lại khi BĐS đang xuống giá, trong khi trên thực tế giá trị BĐS hôm nay về tương lai dài hạn, sẽ phải định giá khác khi “người nở ra còn đất thì không”, thì có nghĩa họ sẽ dễ dàng thâu tóm tài sản giá rẻ. Đó là một vấn đề rất lớn mà chúng tôi phải đối mặt”, chủ một doanh nghiệp địa ốc ở Đông Nam Bộ không muốn nêu tên cho biết.
Trong thực trạng chung đó, các chuyên gia đánh giá mỗi bên đều phải nhượng bộ. Doanh nghiệp BĐS không thể kỳ vọng đàm phán giữ nguyên giá để thanh toán bằng tài sản lúc giá hàng suy thoái. Trái chủ cũng khó có thể “nuốt trôi” những tài sản lớn, đặc biệt các tài sản sạch pháp lý, dễ thương mại và doanh nghiệp có thể xoay xở dòng tiền nhằm thanh toán trái phiếu hoặc nợ trước, bán sau.
Có thể bạn quan tâm
Masan hoàn tất thanh toán 3.000 tỷ đồng trái phiếu đúng hạn
05:04, 09/03/2023
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính phủ ban hành Nghị định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
20:36, 05/03/2023
Nghị định 08/2023 về trái phiếu: Giải pháp tình thế
03:00, 08/03/2023
Chờ khả năng thực thi của Nghị định 08 về trái phiếu doanh nghiệp
04:00, 08/03/2023
Nghị định 08/2023: Động lực khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp
03:20, 09/03/2023