Các chỉ số đo đếm khủng hoảng kinh tế toàn cầu chỉ ra rằng, nhu cầu tiêu dùng tập trung vào nhóm những mặt hàng thiết yếu. Đảm bảo “cái ăn” là ưu tiên hàng đầu.
>>Cần xem xét, đánh giá lại một số quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo
Khoảng một nửa dân số toàn cầu sử dụng gạo là thành phần chính yếu trong các bữa ăn hàng ngày. Trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương chịu áp lực lớn do nhu cầu tiêu thụ chiếm tới 90% lượng gạo toàn thế giới. Phân tích của Ngân hàng Fitch Solutions cho thấy, năm 2023 tình trạng thiếu gạo trầm trọng nhất trong vòng 2 thập kỷ gần đây.
Nhà sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới - Trung Quốc vừa trải qua đợt hạn hán và mất mùa tệ hại nhất trong 6 thập kỷ. Pakistan - quốc gia chiếm 7,6% lượng gạo thương mại toàn cầu, cũng chứng kiến sản lượng hằng năm sụt giảm tới 31% do lũ lụt nghiêm trọng hồi năm 2022.
Sản lượng gạo đang giảm khắp nơi, từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan đến Mỹ, Liên minh châu Âu. Theo Fitch Solutions giá gạo trung bình hơn 0,34 USD/kg, gây áp lực với hàng chục quốc gia nhập khẩu loại lương thực này.
Chiến tranh làm cản trở khả năng xuất khẩu lúa mì ở Ukraine, gần đây Ba Lan, Hungary, Slovakia và Bulgaria đã ngăn chặn ngũ cốc từ Ukraine để bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước trước làn sóng bán phá giá.
Lệnh cấm xuất khẩu lương thực và sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng từ một số nước như Ấn Độ, Indonesia khiến đà tăng giá càng được đẩy mạnh hơn. Song song, chi phí đầu vào nghành nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu tăng vọt dẫn đến giá bán gạo thành phẩm bị đội lên.
Khủng hoảng kinh tế, lạm phát, giá cả leo thang trên phạm vi rộng là nguyên nhân quan trọng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng. Theo đó, xa xỉ phẩm như du lịch, thời trang, hàng điện tử rơi vào ế ẩm do người dân bắt đầu cảm nhận túi tiền vơi đi rất nhanh. Những thứ cốt yếu như lương thực, thực phẩm được ưu tiên hàng đầu.
Việt Nam luôn ở trong nhóm nước sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Với những tác động địa chính trị vừa qua, giá gạo xuất khẩu của nước ta tăng cao nhất 10 năm qua. Riêng tháng 3/2023 xuất khẩu 900 nghìn tấn, tính cả quý I lượng xuất cảng giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng 30,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, lợi thế này khó duy trì được lâu do dự báo thị trường gạo sẽ bình ổn và dư thừa từ năm 2024. Điều đó có thể dẫn đến giá gạo tương lai giảm so với cùng kỳ năm ngoái xuống dưới mức năm 2022. Nghĩa là lợi thế về giá chỉ có thể duy trì trong ngắn hạn.
Bài toán xuất khẩu gạo bền vững, chú trọng chất lượng, lợi nhuận vốn là vấn đề vĩ mô với Việt Nam. Trong đó, quy trình sản xuất, thu hoạch, đóng gói, marketing; chiến lược điều phối thị trường trọng điểm và đa dạng hóa khách hàng tiến tới thị trường khó tính hơn.
Với những dự báo được đưa ra, phía doanh nghiệp cần có cách tiếp cận mới về khai thác thị trường, có chiến lược riêng cho từng thị trường cụ thể. Đặc biệt tận dụng lợi thế hạn ngạch 80.000 tấn gạo cho khối EU theo Hiệp định EVFTA. các đơn hàng gạo xuất khẩu nếu nằm trong danh mục trên thì được miễn thuế 175 euro/tấn.
Khai thác tốt hơn thị trường EU, RCEP; UKVFTA và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) giúp giảm phụ thuộc một số thị trường truyền thống tại châu Á như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Banglades,…mở rộng tầm bao phủ đến khách hàng phân khúc cao.
Hàng năm, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ. Vậy, làm sao để gạo Việt quyền lực hơn trên thị trường? Có khả năng tác động đến khâu phân phối, giá cả?
Có thể tham khảo câu chuyện chuỗi cung ứng cà phê Brazil, năm 1931 poster quảng cáo thức uống này ở quốc gia Nam Mỹ vẽ người đàn ông trần truồng bưng sọt cà phê hạt “đổ lên” quả địa cầu, với slogan “Để có chất lượng, hãy uống cà phê Brazil”.
Suốt nhiều thế kỷ Brazil trung thành với cây cà phê, có thời điểm họ chiếm tới 90% sản lượng toàn cầu, giữa thế kỷ XX “bong bóng cà phê” xì hơi chính phủ nước này tiêu hủy hàng triệu tấn trong nỗ lực cố tình tạo ra sự khan hiếm trên thị trường để neo giá. Với việc Brazil là nhà cung cấp cà phê hàng đầu thế giới, bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sản xuất ở Brazil đều có tác động trực tiếp đến giá toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
03:50, 27/12/2021
11:35, 14/08/2021
09:30, 14/07/2021
04:00, 17/06/2021