Thiếu quỹ đất công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Việc quỹ đất công nghiệp khan hiếm đã cản trở nguồn vốn đầu tư FDI đến nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, đặc biệt tại địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ.

 >> Bảng giá đất mới sẽ áp dụng từ năm 2026

Dựa trên báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2022, Đồng Nai đã không còn ở trong Top 5 địa phương thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước. Thay vào đó các tỉnh thành đang dẫn đầu là: TP HCM, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng.

Thiếu đất công nghiệp

Tại Đông Nam Bộ, một số tỉnh đã không còn nhiều quỹ đất dành cho các khu công nghiệp. Điều này khiến ngành công nghiệp tại địa phương chậm phát triển, cũng như hạn chế việc thu hút nguồn vốn đầu tư dự án từ nước ngoài.

Thực tế, tại tỉnh Đồng Nai, Chính phủ đã phê duyệt cho 40 KCN với diện tích gần 19.000 ha. Trong đó, đã thành lập 32 KCN với diện tích hơn 10.000 ha chiếm tỷ lệ lấp đấy hơn 85%; 8 KCN gồm Cẩm Mỹ, Phước Bình, Gia Kiệm, Phước Bình 2, Sông Nhạn, Long Đức 2,… được phê duyệt với tổng diện tích hơn 8.000 ha nhưng gặp nhiều vướng mắc dẫn đến quỹ đất phát triển công nghiệp cho thuê của tỉnh này ngày càng khan hiếm. Cụ thể, có thể kể đến câu chuyện của Tập đoàn Lego, sau 3 năm chờ đợi nhưng không đủ diện tích đất công nghiệp tại Đồng Nai cho nên đã dời dự án về Bình Dương.

Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn lớn (Aeon, Pandora, De Heus,..) đã đến tìm hiểu cơ hội để đầu tư tại Đồng Nai nhưng do thiếu quỹ đất lớn nên tiếp tục đánh mất hàng tỷ USD đầu tư vào các KCN.

Khu công nghiệp tại tỉnh Bình Phước

Khu công nghiệp tại tỉnh Bình Phước

Không những thế, tỉnh Đồng Nai cũng đã “lỡ” nhiều dự lớn FDI lớn với 1,3 tỉ USD từ Đan Mạch và dòng vốn đầu tư đến tư các quốc gia châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm 2022, nguồn vốn FDI tại tỉnh này chỉ đạt 1,15 tỉ USD trong khi năm 2021 đạt 1,3 tỉ USD và năm 2020 đạt 1,45 tỉ USD. Việc thiếu hụt quỹ đất để phát triển công nghiệp tại đây không chỉ làm suy giảm dòng vốn FDI mà còn thiếu sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước.

Mặt khác, ông Huỳnh Thành Chung – Tổng Giám đốc KCN Minh Hưng – Sikico (tỉnh Bình Phước) cho biết, với dự án có diện tích khoảng hơn 470ha được kêu gọi đầu tư từ năm 2019, tuy gặp khó khăn do dịch Covid-19 trước đó, nhưng hiện nay KCN đã đạt mức tỷ lệ lấp đầy trên 50%. KCN này đang có tiềm năng và lợi thế lớn nhưng kế hoạch sử dụng và quy hoạch đất thì không có nhiều. Do đó, ông muốn có thêm quỹ đất để phát triển khu công nghiệp nhưng phải phụ thuộc vào chỉ tiêu của Chính phủ và sự phân bổ của địa phương.

Ông Chung cho biết, có hai nguyên nhân để tăng quỹ đất công nghiệp cho Bình Phước. Đầu tiên là một số địa phương có xu hướng di chuyển các nhà máy trong khu dân cư vào KCN. Tiếp đó, phải có tầm nhìn xa về quỹ đất phát triển công nghiệp. Ông đưa ví dụ, khi có đối tác nước ngoài cần dự án khu công nghiệp khoảng 30 – 50 ha, để đáp ứng diện tích có sẵn thì đa phần không có, chỉ có điều chỉnh quy hoạch để giảm thiểu đường giao thông, còn không phải chấp nhận việc mất nhà đầu tư.

Cần bổ sung giải pháp kịp thời

Theo đó, tỉnh Đồng Nai đã đưa ra một số giải pháp như thành lập tổ công tác đi ghi nhận tại từng địa phương để tháo gỡ các vướng mắc tại các dự án khu công nghiệp mới.

Tỉnh Đồng Nai cần đặt ra tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch cũng như cơ chế thực hiện thủ tục hành chính hiệu quả và tích cực để trở thành điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư

Tỉnh Đồng Nai cần đặt ra tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch 

Ông Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc Sở KH&ĐT Đồng Nai chia sẻ, tỉnh đang hướng tới việc thu hút đầu tư các dự án về lĩnh vực kinh tế thân thiện môi trường, các dự án chiếm ít diện tích đất cũng như nhân công để hướng đến nền công nghiệp xanh.

>> Thị trường khách sạn Hà Nội phục hồi tích cực

Tỉnh cũng đang đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp mới, đặc biệt dự án Sân bay Quốc tế Long Thành cũng đang được triển khai. Các dự án để xây dựng tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 TPHCM, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng đang được thực hiện để tạo ra sức hút riêng cho tỉnh. Tầm nhìn dài hạn quy hoạch cần được nhìn nhận, thủ tục hành chính cần được thực hiện nhanh gọn, hiệu quả cùng với quảng bá hình ảnh địa phương để cải thiện cũng như thu hút đến các nhà đầu tư quốc tế.

Bà Trần Tuệ Hiền - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đất công nghiệp của Bình Phước với hơn 6.800 ha nhưng sau một năm, Chính phủ đã có sự điều chỉnh đất công nghiệp đến năm 2025 còn hơn 4.200 ha.

"Trong báo cáo giải trình cũng như nhiều lần làm việc, báo cáo với Chính phủ, tỉnh đề nghị Bộ KH-ĐT, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, bổ sung đất công nghiệp cho Bình Phước đến năm 2025 là 7.584 ha; giai đoạn 2025-2030 bổ sung thêm 10.521 ha", bà Hiền nói thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thiếu quỹ đất công nghiệp tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714169432 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714169432 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10