Thu hút FDI tăng 9%, vượt mốc 31 tỷ USD

Diendandoanhnghiep.vn Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020….

>> Top 5 địa phương đang thu hút FDI ra sao?

gff

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Trong đó, cả vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh đều tăng, duy chỉ có phần góp vốn mua cổ phần vẫn giảm song mức giảm đã cải thiện rất nhiều so với các tháng trước.

Cụ thể, có 1.738 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt trên 15,2 tỷ USD, tương đương giảm 31,1% về dự án và tăng 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; 985 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD tương đương giảm 13,6% về dự án và tăng 40,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, có 3.797 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 38,2%) với giá trị gần 6,9 tỷ USD (giảm 7,7%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, mặc dù, tổng vốn FDI tăng so với cùng kỳ song số lượng dự án đăng ký năm 2021 giảm khá mạnh. Nguyên nhân là do chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam là một trong những nguyên nhân loại bỏ các dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng vào Việt Nam thời gian qua.

“Việc hạn chế nhập cảnh và chính sách cách ly dài ngày trong những tháng dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở Việt Nam cũng làm chững lại các đoàn chuyên gia và nhóm phát triển dự án vào Việt Nam khảo sát và làm các thủ tục đầu tư”, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.

Cùng với đó, việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển của người lao động trong các khu công nghiệp làm đình trệ sản xuất, giảm công suất và sản lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng cũng góp phần làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Từ đầu năm đến nay, Dự án LG Display tại TP. Hải Phòng đã điều chỉnh tăng vốn 2 lần

Từ đầu năm đến nay, Dự án LG Display tại TP. Hải Phòng đã điều chỉnh tăng vốn 2 lần.

Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn mua cổ phần không nhiều, song có dự án có quy mô vốn lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản; bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt trên 2,6 tỷ USD và trên 1,4 tỷ USD.

Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong năm 2021. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% và Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5%.

Đáng chú ý, trong năm 2021, vốn đầu tư của Singapore gấp gần 2,2 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc và gấp hơn 2,7 lần vốn đầu tư của Nhật Bản do Singapore có 01 dự án đầu tư mới và 01 trường hợp góp vốn mua cổ phần có vốn đầu tư lớn.

Riêng hai dự án này đã chiếm trên 49% tổng vốn đầu tư của Singapore. Hàn Quốc mặc dù chỉ đứng thứ 2 về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong năm 2021.

Ông Harry Loh - Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB tại Việt Nam cho hay, dòng vốn FDI sẽ duy trì khả năng phục hồi. Lý giải điều này, ông Harry Loh chỉ ra 3 nguyên nhân, thứ nhất, bất chấp những trở ngại từ các hạn chế và cấm đi lại liên quan đến COVID-19, vốn FDI vẫn chảy mạnh mẽ vào Việt Nam. Vốn FDI đăng ký tăng gần 1 tỷ USD trong quý 3 là điều đáng khích lệ trong khi vốn FDI giải ngân cũng ở mức khả quan.

Thứ hai, xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Châu Âu vẫn đang tăng mạnh, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 9 tháng đầu năm nay đạt gần 70 tỷ USD, cao hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu cả năm 2019. Việt Nam tiếp tục là nhà xuất khẩu lớn nhất và cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ.

Thứ ba, tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc đã được cải thiện đáng kể từ mức gần như bằng 0 lên hơn 20% chỉ trong vòng 5 tháng. Tại TP.HCM, tỷ lệ tiêm chủng cải thiện rất nhanh, đạt gần 80%. Tỷ lệ này không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo vệ cộng đồng tốt hơn mà còn cho phép nhà máy được sớm hoạt động trở lại.

Cũng theo UOB, bên cạnh việc triển khai nhiều biện pháp cứu trợ, Chính phủ Việt Nam đã công bố các kế hoạch hỗ trợ phục hồi kinh tế gồm 6 trụ cột ưu tiên bao gồm khôi phục chuỗi cung ứng, thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn, giải quyết những khó khăn của các doanh nghiệp bao gồm cả các công ty FDI đang gặp phải, cải thiện thể chế theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển nguồn nhân lực.

Dự báo về thu hút FDI năm 2022, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ khởi sắc. Thông tin này càng được củng cố khi thời gian qua, các đoàn cấp cao của Việt Nam đi công tác nước ngoài thường kết hợp với xúc tiến, quảng bá môi trường đầu tư trong nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thu hút FDI tăng 9%, vượt mốc 31 tỷ USD tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713517420 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713517420 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10