IFC khuyến nghị, để thu hút dòng vốn FDI từ các nhà đầu tư có công nghệ cao, đổi mới, sáng tạo, Việt Nam nên thay đổi trọng tâm ưu đãi dựa trên hiệu quả đầu tư thay vì lơi nhuận như trước đây.
Theo đó, các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi môi trường chính sách nói chung và môi trường đầu tư nói riêng đều thuận lợi. Đây là một trong những nhận định về khuyến nghị ưu đãi đầu tư của Việt Nam trong chiến lược và định hướng thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2020 – 2030 của các tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới.
Theo IFC, nhìn chung các chính sách ưu đãi của Việt Nam so với thông lệ tốt quốc tế đang có những khoảng cách nhất định. Vì vậy, các chuyên gia IFC khuyến nghị Việt Nam nên cải thiện chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng tiệm cận với 3 thông lệ quốc tế. Một là, các chính sách ưu đãi đầu tư nên gắn với các mục tiêu chính sách được xác định rõ ràng; Hai là, lựa chọn công cụ, thông số và các tiêu chuẩn sau đó nên được điều chỉnh cho phù hợp với những mục tiêu chính sách cụ thể này; Ba là, chính sách ưu đãi nên tập trung vào những nhà đầu tư sẽ thích ứng tốt nhất dựa trên động cơ đầu tư và phân tích về sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích.
Lệch tâm ưu đãi
Hiện nay, các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế và tài chính. Các ưu đãi phổ biến là miễn hoặc giảm thuế; miễn thuế nhập khẩu; cho thuê đất với mức giá ưu đãi.
Theo đó, những tiêu chí quan trọng để xác định doanh nghiệp FDI được hưởng ưu đãi đầu tư hay không dựa trên loại hình và quy mô ưu đãi theo 2 nhóm chính. Một là, địa điểm đầu tư. Cụ thể, dự án diễn ra ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hay đặc biệt khó khăn, một số khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Hai là, lĩnh vực đầu tư. Cụ thể đó là những lĩnh vực được ưu tiên đầu tư như công nghệ cao hay giáo dục và y tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có một số chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế TNDN dành cho doanh nghiệp FDI bằng cách hạn chế phạm vi áp dụng đối với các công ty đầu tư nước ngoài (FIC) và các bên nước ngoài tham gia Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (BCC). Chính sách ưu đãi cũng được áp dụng dựa trên số lượng việc làm được tạo ra. Bên cạnh đó, những chính sách khuyến khích đầu tư khác chủ yếu tập trung vào khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng, nâng cấp kỹ năng và thúc đẩy liên kết thông qua chuyển giao công nghệ.
Điều đáng nói ở đây, Việt Nam còn sử dụng biện pháp miễn thuế có thời hạn là một trong những công cụ để thu hút đầu tư. Theo các chuyên gia từ IFC, miễn thuế có thời hạn một phần cũng giống như thuế suất ưu đãi và miễn thuế nhập khẩu trong cơ chế ưu đãi. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan cho thấy miễn thuế có thời hạn là một trong những công cụ ưu đãi đầu tư còn “khá nhiều vấn đề” vì theo lý giải của các chuyên gia IFC điều nảy ảnh hưởng đến lợi ích dài hạn của Việt Nam.
Theo phân tích của các chuyên gia tại IFC, chính sách ưu đãi miễn thuế có thời hạn này có lợi nhiều hơn cho những nhà đầu tư "dễ bay nhảy" với tầm nhìn ngắn hạn. Còn ngược lại, với các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp đặc biệt là mô hình đầu tư trong lĩnh vực công nghệ mới… thời gian đầu doanh nghiệp không có lợi nhuận, lại là nhóm doanh nghiệp, nhà đầu tư được hưởng lợi rất ít từ chính sách ưu đãi đầu tư này.
IFC khuyến nghị điều này bởi, trong chiến lược và định hướng thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2020 – 2030 Việt Nam đang hướng đến các dòng vốn đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới, sáng tạo. Vì vậy, IFC khuyến nghị việc áp dụng chính sách miễn thuế có thời hạn và thuế suất ưu đãi (chính sách khuyển khích dựa trên lợi nhuận) có khả năng sẽ làm phát sinh chi phí cao hơn cho nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 13/07/2018
03:35, 12/07/2018
05:01, 11/07/2018
05:47, 10/07/2018
17:13, 09/07/2018
06:30, 19/07/2018
05:43, 20/07/2018
Ưu đãi dựa trên hiệu quả thay vì lợi nhuận
Như vậy, cơ chế chính sách khuyến khích hiện tại có thế được coi là phù hợp để thu hút FDI thế hệ đầu tiên tuy nhiên, cần có đánh giá kỹ hơn và điều chỉnh phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược Thu hút FDI thế hệ mới. Trong đó, điều quan trọng không phải đưa ra thêm nhiều các chính sách ưu đãi mà thay vào đó cần có định hướng tốt hơn và cải thiện các chính sách ưu đãi của Việt Nam để tăng cường hiệu quả thu hút đầu tư để những tác động lan toả từ doanh nghiệp FDI mang lại phải tương xứng với ưu đãi mà khối doanh nghiêp này nhận được.
Một trong những khuyến nghị của IFC liên quan đến ưu đãi thuế đó là Việt Nam có thể cân nhắc chuyển dịch trọng tâm sang các công cụ chính sách ưu đãi dựa trên hiệu quả đầu tư thay vì lợi nhuận. Trong đó chú trọng đến các công cụ khấu trừ thuế, trợ cấp thuế đầu tư hoặc khấu hao nhanh có liên quan trực tiếp với mức đầu tư mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện.
Theo IFC, việc quản lý những loại hình ưu đãi này mặc dù sẽ phức tạp hơn tuy nhiên, các chính sách này sẽ cho hiệu quả cao hơn và ít gây ra những méo mó trong hoạt động xúc tiến đầu tư từ phía khối kinh tế tư nhân.
Ngoài ra, các chính sách dựa trên hiệu quả cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến miễn thuế có thời hạn và cách thức xử lý đối với tái đầu tư hoặc đầu tư mở rộng. Vì trợ cấp thuế đầu tư là một chính sách liên tục, nghĩa là một công ty càng đầu tư nhiều thì ưu đãi nhận được cũng sẽ càng lớn. Theo đó, chính sách này làm giảm chi phí đầu tư cơ bản cho nhà đầu tư cho dù khoản đầu tư đó được thực hiện tại thời điểm nào trong vòng đời dự án.
Việc thay đổi chính sách ưu đãi dựa trên lợi nhuận với khoản trợ cấp hay khấu trừ thuế gắn trực tiếp với đầu tư hoặc hoạt động chuyển giao công nghệ sẽ có tính chất khuyến khích mạnh mẽ và bền vững hơn để thu hút những loại hình đầu tư công nghệ cao, đổi mới, sáng tạo.
Kinh nghiệm thu hút đầu tư từ Đài Loan cũng đã chứng minh điều này. Cụ thể, Đài Loan cũng áp dụng những chính sách ưu đãi thuế và ưu đãi tài chính để khuyến khích nâng cấp công nghệ và chất lượng hướng đến cả nhà cung cấp, người mua trong nước và nước ngoài. Những chính sách này bao gồm ưu đãi thuế cho hoạt động đối mới công nghệ. Theo đó, nhà cung cấp trong nước có thể được hưởng khấu trừ thuế lên tới 15% chi phí nghiên cứu, ứng dụng đối với khoản thuế thu nhập phải trả (hạn mức khấu trừ thuế là 30% thuế thu nhập phải trả cho năm hiện tại), cũng như ưu đãi tài chính dưới hình thức được vay lãi suất thấp.