Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương có đề xuất báo cáo về xuất khẩu gạo trước ngày 6/4

Thy Hằng 04/04/2020 02:16

Theo đó, Bộ Công Thương có phương án đề xuất, ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 6/4/2020, bảo đảm đủ nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước trong mọi tình huống, không để xảy ra thiếu gạo.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 140/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.

cộng thêm lượng hiện có trong kho của doanh nghiệp là hơn 1,7 triệu tấn gạo và 144.000 tấn thóc (tương đương 75.000 tấn gạo)

Sản xuất năm 2020 ước đạt 43,5 triệu tấn thóc, trong khi lượng gạo có trong kho của doanh nghiệp là hơn 1,7 triệu tấn gạo (tương đương 3,4 triệu tấn thóc) và 144.000 tấn thóc.

Theo đó, Thủ tướng nêu rõ, bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề chiến lược, trọng đại liên quan đến đời sống nhân dân, an ninh, quốc phòng.

"Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 và thời tiết, biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức phức tạp, khó lường; dự báo ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và nguồn cung lúa gạo trong nước. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã phong tỏa và tăng cường dự trữ lương thực… Do đó, việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng", Văn bản nêu rõ.

Trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên các vùng miền, đặc biệt ở những nơi có tiềm năng, lợi thế, bảo đảm đủ nhu cầu lương thực trong nước và một phần phù hợp cho xuất khẩu.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo nhằm thao túng giá đối với mặt hàng gạo.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương lấy ý kiến các Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay; Yêu cầu các Bộ và cơ quan trên có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Công Thương trước ngày 5/4/2020.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương hoàn thiện phương án đề xuất, ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 6/4/2020, bảo đảm nguyên tắc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước trong mọi tình huống, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh COVID–19.

Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo chỉ tiêu, kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đáp ứng kịp thời các yêu cầu đột xuất, cấp bách; đồng thời nghiên cứu việc mua tăng thêm mức dự trữ nếu cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu gạo và bài toán hài hòa lợi ích "ba nhà"

    11:00, 01/04/2020

  • Đề xuất cho phép Bộ Công Thương thu hồi giấy phép xuất khẩu gạo

    02:52, 31/03/2020

  • Tạm dừng xuất khẩu gạo và lỗ hổng số liệu

    13:58, 29/03/2020

  • Ngành Công Thương với xuất khẩu gạo: Đừng để chính sách "giật cục"

    08:29, 26/03/2020

  • Chính phủ yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới ít nhất đến ngày 28/3

    15:45, 25/03/2020

  • Đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo: Bộ Nông nghiệp nói gì?

    14:24, 25/03/2020

Trên thực tế, báo cáo từ Bộ NN&PTNT cho thấy, sản xuất năm 2020 ước đạt 43,5 triệu tấn thóc, trong đó vụ đông xuân sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc, sản lượng vùng ĐBSCL ước đạt 10,8 triệu tấn.

Về tác động của hạn mặn, diện tích lúa vụ đông xuân bị thiệt hại năm 2020 không đáng kể do Bộ và các địa phương chỉ đạo xuống giống sớm. Bên cạnh đó, vụ đông xuân được mùa, năng suất bình quân gần 7 tấn/ha nên bù đắp được tác động do hạn mặn gây ra. Sản lượng thóc gạo tại ĐBSCL dự kiến tương đương năm 2019.

Về nhu cầu tiêu dùng, dự trữ, Bộ NN&PTNT dự báo nhu cầu tiêu thụ trong nước năm 2020 đã bao gồm dự trữ là 29,96 triệu tấn thóc.  Như vậy, lượng thóc còn dư để xuất khẩu khoảng 13,5 triệu tấn thóc, tương đương 6,5 – 6,7 triệu tấn gạo.

Căn cứ trên tình hình này, cộng thêm lượng hiện có trong kho của doanh nghiệp là hơn 1,7 triệu tấn gạo và 144.000 tấn thóc (tương đương 75.000 tấn gạo), Bộ Công Thương mới đây cũng đã báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4, tháng 5 năm 2020.

Tuy nhiên, trước đề xuất này của Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp cũng lo ngại về hạn mức 400.000 tấn gạo xuất khẩu vào tháng 4, sau đó sẽ có phương án cho tháng 5 nhưng hạn mức hai tháng không quá 80.000 tấn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương có đề xuất báo cáo về xuất khẩu gạo trước ngày 6/4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO