Thuế GTGT với hoạt động thư tín dụng: Không nên truy thu

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia, ngân hàng và doanh nghiệp đều cho rằng, việc hồi tố, truy thuế GTGT đối với hoạt động thư tín dụng (L/C) là rất khó khăn, nên không thể thực hiện việc này từ năm 2011.

LTS: Tọa đàm trực tuyến “Thuế giá trị gia tăng với hoạt động thư tín dụng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức chiều ngày 11/5/2021 thu hút đông đảo ý kiến trực tuyến. Chương trình cũng gợi mở nhiều hướng xử lý vấn đề đang gây áp lực tâm lý và gánh nặng tài chính đối với ngân hàng thương mại và doanh nghiệp.
 
p/Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn - Tổng cục Thuế cho rằng doanh nghiệp cần báo cáo lên cấp có thẩm quyền để xử lý. Ảnh: Quốc Tuấn

Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn - Tổng cục Thuế cho rằng doanh nghiệp cần báo cáo lên cấp có thẩm quyền để xử lý. Ảnh: Quốc Tuấn

Thuế GTGT là thuế gián thu, nên việc hồi tố, truy thu thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng L/C trong 10 năm qua là hoàn toàn không khả thi. Bởi trong 10 năm qua, nhiều khách hàng của các TCTD có thể đã giải thể, phá sản, không còn tồn tại. Trường hợp các khách hàng đó vẫn còn tồn tại thì doanh nghiệp cũng đã công bố báo cáo tài chính có kiểm toán, đã quyết toán thuế, chia cổ tức cho cổ đông, nên không thể truy thu thuế GTGT đối với L/C. Hơn nữa, điều này sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhất là hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cũng phân tích: “Một nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT là khi các tổ chức tín dụng kê khai và nộp thuế GTGT đầu ra, các khách hàng doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhập khẩu) sẽ được kê khai và khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng. Không ít trong số các doanh nghiệp này được hoàn thuế GTGT. Như vậy, triển khai thu thuế GTGT đối với các nghiệp vụ L/C từ năm 2011 đến nay sẽ làm tăng gánh nặng về hành chính cho cả các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và Cơ quan thuế, hệ thống Kho bạc trên toàn quốc, nhưng thu Ngân sách Nhà nước không tăng được bao nhiêu”. 

Tọa đàm trực tuyến

Tọa đàm trực tuyến "Thuế Giá trị gia tăng với hoạt động thư tín dụng" Diễn đàn Doanh nghiệp và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thu hút dông đảo ngân hàng, doanh nghiệp tham gia

Bên cạnh đó, theo các diễn giả, trường hợp phải truy thu thuế GTGT vào ngân sách nhà nước còn có thể phát sinh tiền chậm nộp (nếu tính từ năm 2011 đến 2021 thì số tiền chậm nộp có thể còn lớn hơn cả số tiền thuế). Đây là một điều bất cập và bất công lớn đối với các TCTD nếu phải áp dụng hồi tố. Vì vậy, ngân hàng và doanh nghiệp mong muốn có giải pháp phù hợp với việc truy thu thuế từ 01/01/2011 vì có nhiều khó khăn và với ngân hàng là... “bất khả thi”.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, bây giờ có đi đòi thuế GTGT của doanh nghiệp cũng không đòi được. “Cái gì thực hiện vướng mắc thì các ngân hàng, doanh nghiệp cần báo cáo lên cấp có thẩm quyền để xử lý”, ông Phụng nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thuế GTGT với hoạt động thư tín dụng: Không nên truy thu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713922368 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713922368 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10