Thương vụ Saudi Aramco bán cổ phần cho Trung Quốc (Kỳ 2): Tham vọng của Bắc Kinh ở Trung Đông

Diendandoanhnghiep.vn Có lẽ chưa khi nào Bắc Kinh lại có cơ hội nâng tầm ảnh hưởng ở Trung Đông như thời điểm này. Thương vụ mua cổ phần của Saudi Aramco chỉ là một phần kế hoạch thay thế vị trí của Mỹ ở khu vực.

Có một dữ liệu đáng chú ý từ FitchSolutions cho biết, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã tăng lên 11,69 triệu thùng / ngày trong tháng 3, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Trung Quốc là nước mua dầu thô lớn nhất của Ả Rập Xê Út, họ nhập khẩu từ nước này nhiều hơn với bất kỳ quốc gia nào khác trong năm 2020.

Trung Quốc đang là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Trung Quốc đang là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu dầu lớn nhất sang Trung Quốc là Nga, Iraq, Angola và Brazil với lượng nhập khẩu trải dài trên 43 quốc gia. Nhưng 9 nhà sản xuất dầu ở Trung Đông chiếm gần một nửa lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Trong đó, Aramco là một trong những công ty có doanh số hàng đầu với khách hàng Trung Quốc.

Điều đó cho thấy điều gì? Rõ ràng, thời điểm nào Trung Quốc cũng “khát dầu thô” bởi vì sản xuất trong nước chỉ chiếm chưa đến một nửa nhu cầu của nền kinh tế nước này. Do vậy, Bắc Kinh rất muốn mạng lưới thương mại của mình ngày càng mở rộng để đảm bảo an ninh nguồn cung dầu của chính mình. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” khổng lồ của họ cũng đang mở rộng phạm vi tiếp cận tới hàng chục quốc gia khao khát đầu tư và có thể trở thành những nhà cung cấp dầu mỏ cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác mà Trung Quốc sẽ thâm hụt trong tương lai.

Trong bối cảnh như vậy, hồi cuối tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đi thăm 6 nước ở Trung Đông bao gồm Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, UAE và Bahrain, Oman. Điều này phản ánh sự quan tâm lớn của Trung Quốc với các nước trong khu vực. Ả Rập Xê Út là điểm dừng chân đầu tiên của Vương Nghị, tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Đây thực sự là ba nước có ảnh hưởng rất lớn trong khu vực.

Trên thực tế, bất chấp các lệnh cấm vận từ Mỹ, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước Trung Đông và nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với 13 nước trong khu vực này, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất và nhà đầu tư lớn ở Trung Đông.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Riyadh, Ả Rập Xe Út ngày 24/3. Ảnh: Reuters

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Riyadh, Ả Rập Xe Út ngày 24/3. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, phía Mỹ, cũng giống như hai người tiền nhiệm, Tổng thống Joe Biden, đang muốn cố gắng "xoay trục" khỏi Trung Đông hướng đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương có tầm quan trọng hơn về mặt chiến lược. Nhưng dường như họ đã không đạt được điều mong muốn, bước tiến ở châu Á –Thái Bình Dương chưa thấy đâu, họ đã lại bất đắc dĩ đào thêm hố sâu ngăn cách với Trung Đông để mở ra cơ hội cho các đối thủ Trung Quốc và Nga ở đây.

Các chuyên gia phân tích địa chính trị nhận định rằng, dường như nhận thấy sự thay đổi trong “cục diện truyền thống do Mỹ chủ đạo” tại đây, Bắc Kinh đã ngay lập tức tận dụng cơ hội để tăng cường tầm ảnh hưởng của mình lên khu vực bất ổn này với việc củng cố và mở rộng “mạng lưới bạn bè” trong bối cảnh đang bị Mỹ và phương Tây phối hợp đối đầu.   

Có thể thấy, Trung Quốc cho rằng Mỹ đang suy tàn dài hạn và không thể đảo ngược tình thế, trong khi họ tự coi mình là cường quốc đang nổi lên của thế giới trong Thế kỷ 21 và hơn thế nữa. Một cường quốc tầm cỡ như vậy không thể ngó lơ Trung Đông. Nhà phân tích cấp cao Oswald Clint của Bernstein cho rằng, có lẽ Trung Quốc đang nhìn thấy cơ hội để làm sâu sắc hơn mối quan hệ của mình với Trung Đông.

Nhưng không phải bây giờ Bắc Kinh mới để mắt đến Trung Đông. Ngay từ năm 2017, Ả Rập Xê Út và Trung Quốc đã quyết định thành lập quỹ đầu tư trị giá 20 tỷ USD trên cơ sở vốn 50:50. Theo bình luận của Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út lúc bấy giờ, Khalid al-Falih, quỹ này sẽ đầu tư vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng, khai thác mỏ và vật liệu, cùng một số các lĩnh vực khác. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một lần tới Trung Đông. Ảnh: New York Times.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một lần tới Trung Đông. Ảnh: New York Times.

Và mới đây, theo phân tích của trang OilPrice.com, tổng hợp từ các nguồn tin thân cận với cuộc đàm phán hiện tại của Saudi Aramco với Trung Quốc, cho biết: “Việc ngày càng đẩy đồng đô la Mỹ ra ngoài lề nhằm thúc đẩy vai trò của đồng Nhân dân tệ cũng là một đòn bẩy trung tâm mà qua đó Trung Quốc đang tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới”.

Cuối cùng, đối với Trung Quốc, Ả-rập Xê Út cùng Trung Đông từ lâu đã là mục tiêu hàng đầu của chiến lược tổng thể nhằm thay thế Mỹ, không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP danh nghĩa vào năm 2030 mà còn là vai trò của một cường quốc địa chính trị lớn nhất thế giới. Có thể động thái mua lại cổ phần từ Saudi Aramco mới chỉ là những bước đầu tiên trên con đường tham vọng của Bắc Kinh…

Còn tiếp...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thương vụ Saudi Aramco bán cổ phần cho Trung Quốc (Kỳ 2): Tham vọng của Bắc Kinh ở Trung Đông tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713545120 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713545120 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10