Tìm cơ hội phát triển kinh tế trong giai đoạn đầy biến động

LINH NGA 14/12/2020 05:10

Để phát triển trong môi trường này, doanh nghiệp phải sẵn sàng và có đầy đủ khả năng xây dựng các quan hệ đối tác và mạng lưới kinh doanh.

sf

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Trong năm qua, dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể thấy được những cơ hội để phát triển và cải thiện năng lực.  

Nhìn nhận về môi trường kinh doanh hiện nay, trong khuôn khổ Tuần lễ Kinh doanh Quốc tế 2020 do Đại học RMIT tổ chức với chủ đề Môi trường kinh doanh tại Việt Nam, những kỹ năng cần có và các Hiệp định Thương mại Tư do, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, các chuyên gia đã đưa ra những thách thức và cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động.

- Ông đánh giá như thế nào về môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, thưa ông? 

Ông Denis Brunetti - Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào:

Nếu nhìn vào Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu mà Ngân hàng Thế giới công bố hàng năm, Việt Nam liên tục cải thiện chỉ số thuận lợi kinh doanh hay năng lực đổi mới. Rõ ràng, đây là một dấu hiệu tích cực. 

Đồng thời, Chính phủ cũng rất chú trọng đến việc tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt trở nên cạnh tranh hơn, qua đó có thể tự hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty FDI và các nhà sản xuất khác tại Việt Nam. Ericsson cũng đang nhìn nhận điều đó từ quan điểm chuỗi cung ứng toàn cầu --chúng tôi đang nghiêm túc tìm kiếm các doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp phụ tùng linh kiện và các nguồn lực khác nhau cho chuỗi cung ứng của chúng tôi trên toàn cầu chứ không chỉ ở Việt Nam. 

Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do cũng là động lực thúc đẩy các công ty ở Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn. Tôi cho rằng doanh nghiệp Việt Nam có đầy đủ động lực để tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả và năng suất thông qua chuyển đổi kỹ thuật số.  

-  Nhiều nhận định kể cả trong và ngoài nước cho rằng, Việt Nam cần phải có những đột phá về thể chế hơn nữa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đánh giá của ông thế nào và để làm được điều đó thì Việt Nam cần phải hành động ra sao? 

Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị, Đại học RMIT: 

Việt Nam đang phải đối mặt với ba nút thắt: cơ sở hạ tầng, nhân lực và thể chế. Điều này thể hiện rõ ở chi phí logistic cao, năng suất thấp và xếp hạng trung bình về môi trường kinh doanh. 

Khi đề cập tới nút thắt về thể chế, chúng ta phải xem xét giải quyết những nguyên nhân gốc rễ như hoạt động yếu kém của khu vực công, tỉ trọng kinh tế Nhà nước cao trong khi năng lực chịu trách nhiệm và quản lý trong khu vực công thì xếp hạng ở mức trung bình thấp, còn tham nhũng vẫn là vấn đề hết sức nhức nhối.

Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tăng lương cho người lao động trong khu vực công, điều chỉnh quy mô Chính phủ cho phù hợp và hiện đại hóa hoạt động, đồng thời siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo với chất lượng hoạt động của đơn vị họ quản lý.

s

Để phát triển trong môi trường này, doanh nghiệp phải sẵn sàng và có đầy đủ khả năng xây dựng các quan hệ đối tác và mạng lưới kinh doanh.

-  Các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EU hay RCEP được xem là “chìa khóa” để phát triển. Tuy nhiên, sẽ có không ít thách thức kèm theo, chẳng hạn như việc sẽ bị cạnh tranh khốc liệt trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Bên cạnh đó, vẫn còn những lo ngại về việc khó có thể cải thiện, điều hòa cán cân thương mại với các nước trong Hiệp định khi Việt Nam đang nhập siêu từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN, nhưng lại đang xuất siêu sang Mỹ.

Ông/ bà có bình luận như thế nào và các kỹ năng cần có cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế? 

Tiến sĩ John Walsh, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh doanh Quốc tế, Đại học RMIT:

Chắc chắn các hiệp định thương mại tự do FTA mang lại nhiều thách thức cũng như cơ hội cho doanh nghiệp và người dân ở tất cả các nước thành viên, và thậm chí các nước nằm ngoài hiệp định. Sẽ có người thắng và kẻ thua, nhưng về tổng thể mọi người đều sẽ hưởng lợi và chính phủ có thể hỗ trợ những người bị thua thiệt bằng các chương trình hành động cụ thể.

Cán cân thương mại dễ uốn nắn và chỉ có ý nghĩa tạm thời trong thế giới hiện đại. Tình trạng cân bằng hay thâm hụt thương mại của Việt Nam hiện rất giống với Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản trong quá khứ, và họ đều đã cân bằng lại nền kinh tế khi đạt đến sự phát triển nhất định. Trung Quốc sẽ là quốc gia tiếp theo làm được qua việc tăng nhu cầu trong nước để thay thế cho tăng trưởng xuất khẩu. 

Để phát triển trong môi trường này, doanh nghiệp phải sẵn sàng và có đầy đủ khả năng xây dựng các quan hệ đối tác và mạng lưới kinh doanh. Họ sẽ cần kiên nhẫn vì thành công rất hiếm khi đến ngay lập tức. 

Doanh nghiệp cũng sẽ hưởng lợi nếu đẩy mạnh số hóa bởi đại dịch COVID-19 đã khiến doanh nhân trên toàn thế giới nhận ra rằng nhiều hoạt động trước kia phải thực hiện trực tiếp thì giờ đây có thể hoàn thành từ xa một cách tiện lợi và rẻ hơn. Kỹ năng giao tiếp hiện tại sẽ bao hàm thêm khả năng ứng dụng đầy đủ các công nghệ truyền thông trên nền tảng internet, ngay cả đối với các công ty nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • RCEP và lộ trình cắt giảm thuế quan

    RCEP và lộ trình cắt giảm thuế quan

    04:50, 01/12/2020

  • Hỗ trợ doanh nghiệp Việt để không thua thiệt trong RCEP

    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt để không thua thiệt trong RCEP

    06:00, 30/11/2020

  • TGĐ HSBC Việt Nam: UKVFTA tạo ra những cơ hội thú vị cho doanh nghiệp

    TGĐ HSBC Việt Nam: UKVFTA tạo ra những cơ hội thú vị cho doanh nghiệp

    00:30, 13/12/2020

  • Cơ hội từ các FTA không dành cho tất cả doanh nghiệp

    Cơ hội từ các FTA không dành cho tất cả doanh nghiệp

    04:00, 05/12/2020

  • EuroCham thăng hạng chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam

    EuroCham thăng hạng chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam

    04:00, 27/11/2020

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP: Tiếp tục cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh

    Nghị quyết số 68/NQ-CP: Tiếp tục cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh

    18:20, 11/10/2020

  • Doanh nghiệp đổi mới tư duy trong môi trường kinh doanh hậu COVID-19

    Doanh nghiệp đổi mới tư duy trong môi trường kinh doanh hậu COVID-19

    14:27, 25/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tìm cơ hội phát triển kinh tế trong giai đoạn đầy biến động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO