Tìm giải pháp nâng tầm cà phê Sơn La

Hoài Anh - Kim Oanh 22/12/2022 08:14

Dù sở hữu giống cà phê chè quý giá, cho giá trị cao, song cà phê Sơn La vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao như kỳ vọng.

>>Dự án Khu dân cư 20 năm ách tắc tại Sơn La: “Tiền trảm, hậu không tấu”

>>Sơn La: Chuỗi cung ứng lạnh, giải pháp nâng cao giá trị nông sản

Diện tích lớn, giá trị chưa cao

Ông Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch UBND thành phố Sơn La cho biết, từ đầu thập niên 90, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La đã định hướng phát triển cây công nghiệp, cây cà phê là cây mũi nhọn của tỉnh. Đến nay, Sơn La đã là tỉnh trồng cà phê chè lớn nhất toàn quốc với diện tích trên 17.000 ha. Cà phê chè (Arabica) là loại cà phê chất lượng cao, giá trị thường gấp 1,5 – 2 lần so cà phê vối (Robuta). Việt Nam 95% là cà phê vối, chỉ có 5% là cà phê chè), do vậy cà phê Sơn La có giá trị cao về mặt kinh tế. Sản lượng năm 2021 đạt trên 4.000 tấn nhân có giá trị trên 3.000 tỷ đồng. Hiện nay cà phê Sơn La  đã xuất khẩu tới gần 20 quốc gia trên thế giới.

Đóng gói sản phẩm cà phê sau sơ chế của Công ty cổ phần Cà phê Phúc Sinh (Mai Sơn)

Đóng gói sản phẩm cà phê sau sơ chế của Công ty cổ phần Cà phê Phúc Sinh (Mai Sơn)

Tuy diện tích lớn, song giống cà phê tại Sơn La chủ yếu là giống cà phê chè Catimor năng suất thấp, kích thước hạt cà phê giống Catimor nhỏ hơn, giá trị xuất khẩu chưa cao. Bên cạnh đó, hiện nay, diện tích cây cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ cao, việc thâm canh sản xuất chưa đúng kỹ thuật, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao.

Cùng đó, việc phát triển các tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất cà phê còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò là đầu mối cung cấp dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các xã viên; kết cầu hạ tầng cho vùng định hướng phát triển cà phê tập trung còn chưa đồng bộ và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất…

>>Quảng bá "Sắc màu Sơn La - Tây Bắc" tại Thủ đô

Đa dạng sản phẩm, nâng cao năng lực chế biến

Để nâng cao giá trị cà phê, việc mở rộng kênh phân phối và nâng cao là giải pháp quan trọng hàng đầu. Ông Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) cà phê Bích Thao Sơn La cho biết, để nâng cao giá trị cà phê, HTX Cà phê Bích Thao Sơn La đã thu mua và chế biến nhiều loại cà phê để phù hợp với nhu cầu của khách hàng như cà phê thóc, cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê bột. Mỗi năm HTX thu mua, chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu khoảng trên 2.000 - 4.000 tấn cà phê nhân.

Bên cạnh đó, phát triển hệ thống bán lẻ cà phê bột mang nhãn hiệu Cà phê Bích Thao Sơn La, cung cấp ra thị trường khoảng 4 - 6 tấn/năm. Năm 2022, HTX đã ký hợp đồng đưa sản phẩm vào chuỗi cửa hàng của hệ thống siêu thị MM Mega Market, nhờ đó, sản phẩm đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

>>Sơn La: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Để tiếp tục nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm, HTX đang triển khai nhiều giải pháp nghiên cứu, phát triển thêm các sản phẩm từ phụ phẩm trong quá trình chế biến cà phê như: Nước uống bằng vỏ quả cà phê; rượu cà phê… nhằm gia tăng hơn nữa giá trị của cây cà phê. Đồng thời, tập trung sản xuất, chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao; ịnh hướng chuyển đổi quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, đẩy mạnh xây dựng và phát triển vùng trồng cà phê chất lượng cao…

Về phía địa phương, thời gian tới sẽ tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại cà phê như tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển sản xuất cà phê; Tạo điều kiện thuận lợi mời gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao,các cơ sở chế biến, bảo quản cà phê; Tăng cường các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện dự án; Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ chương trình khuyến nông, khuyến công; các chương trình mục tiêu Quốc gia; chương trình, dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất cà phê.

Thời gian tới, Sơn La sẽ tăng cường hoạt động xuất khẩu cà phê gắn với tập trung tiêu thụ nội địa, mở rộng thị trường truyền thống và đẩy mạnh tiêu thụ trên nền tảng số; Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê vào sản xuất trong cụm công nghiệp…

Có thể bạn quan tâm

  • Huyện Sông Mã: Xây dựng thương hiệu nhãn Sơn La

    Huyện Sông Mã: Xây dựng thương hiệu nhãn Sơn La

    08:05, 22/12/2022

  • Sơn La: Nâng cao giá trị chè Shan tuyết cổ thụ

    Sơn La: Nâng cao giá trị chè Shan tuyết cổ thụ

    07:52, 22/12/2022

  • Mộc Châu mùa sương mây

    Mộc Châu mùa sương mây

    05:18, 22/12/2022

  • Trải nghiệm “tinh hoa của núi rừng”

    Trải nghiệm “tinh hoa của núi rừng”

    08:20, 22/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tìm giải pháp nâng tầm cà phê Sơn La
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO