Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm "mỏ dầu" Trung Đông, Tổng thống Nga Putin cũng lập tức đáp trả bằng chuyến đi đến Iran - theo truyền thông Nga kết quả rất khả quan.
>>Mỹ - Iran, JCPOA và "mớ bùi nhùi" của Joe Biden
Tổng thống Nga Putin đã đến thủ đô Teheran trong ngày 19/7. Tại quốc gia vùng vịnh này, ông Putin đã dự hội nghị ba bên với Thổ Nhĩ Kỳ và nước chủ nhà, truyền thông nhà nước Nga cho hay chuyến đi đã đạt được nhiều kết quả lớn.
Ngành dầu khí Nga - Iran đạt được ghi nhớ (MOU) hợp tác lịch sử trị giá 40 tỷ USD; thiết lập thương mại song phương “phi dollars hóa”. Ngoài ra, các bên còn bàn thảo về vấn đề hòa bình cho Syria.
Loạt hình ảnh mà truyền thông chụp Tổng thống Putin nhìn có vẻ khác xưa. Ông Putin hội đàm với giáo chủ Iran, Ali Khameini trong căn phòng màu xám trắng trông lạnh lẽo và đơn điệu. Vị giáo chủ ngồi ở trung tâm căn phòng hình chữ nhật theo hàng ngang, ông Putin ngồi phía bên trái theo dãy dọc - vị trí thường giành cho bầu đoàn đi cùng khi hai nhân vật quan trọng nhất hội kiến.
Trong bối cảnh chiến sự Nga- Ukraine leo thang và Mỹ, phương Tây liên tục giáng các đòn trừng phạt vào Nga, thì Nga đang rất cần đồng minh lúc này, Iran chính là điểm đến hợp lý nhất. Iran thâm thù với Mỹ và châu Âu, trong khi nước này từ lâu đã ngã về phía Bắc Kinh - hai bên đã có thỏa thuận đầu tư 250 tỷ USD hồi năm ngoái.
Vấn đề ở đây là, Iran đang cạnh tranh với Nga để bán dầu cho Trung Quốc, tình huống dẫn đến bất lợi về mặt giá cả, dĩ nhiên quốc gia Trung Đông không là khách hàng mua dầu tiềm năng có thể giúp Nga đa dạng hóa thị trường.
Chuyến đi của ông Putin chỉ có thể là bàn bạc dàn xếp để hai dòng dầu không đụng độ nhau trên thị trường quốc tế. Teheran có thể cắt giảm khai thác dầu, cùng Nga tạo ra hiện tượng khan hiếm để cứu giá dầu đang có xu hướng giảm mạnh. Động thái này sẽ đẩy châu Âu và Mỹ lún sâu hơn vào khủng hoảng năng lượng.
Nga đang tính chuyện đường dài, cùng Iran và Trung Quốc xây dựng hệ thống tài chính - thanh toán bằng đồng Rúp, Nhân dân tệ và rial, trước mắt giúp Nga lách qua lệnh cấm vận, về sau là liên minh xuất khẩu dầu bất tuân hệ thống “petrodollars”.
>> Vì sao Syria cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine?
Sự xuất hiện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng phản ánh vài vấn đề hóc búa mà ông Putin không thể bỏ qua. Ankara vốn quan hệ khăng khít với Moscow do song trùng lợi ích. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển nhập NATO; gần đây còn chuyển giao máy bay không người lái chiến đấu Bayraktar TB2 cho Ukraine.
Căng thẳng hơn, đầu tháng này Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ một tàu Nga chở ngũ cố từ Ukraine, lập tức ra điều kiện mở đường biển đến Odessa - tất nhiên, Nga phải đồng ý. Đổi lại vấn đề ngũ cốc, Nga mong đợi Thổ Nhĩ Kỳ xuống thang các hoạt động quân sự dọc biên giới Syria - bảo vệ đồng minh hiếm hoi ở Trung Đông.
Iran và Nga cần nhau để vượt qua “rào cản” Mỹ, cùng với Trung Quốc tạo ra trục liên kết mới thuộc hệ thống BRICS (các nền kinh tế mới nổi); hay cơ chế “Astana”.
Sàn giao dịch ngoại tệ ở Teheran đã hoạt động, xoay quanh trục chính là đồng ruble và rail. Phía Nga sẽ cắt bỏ hoàn toàn đồng USD trong giao dịch với Iran. “Iran đang muốn có sự ủng hộ của Nga khi đối đầu với Washington và các đồng minh của Washington trong khu vực” - một quan chức Iran bình luận.
Có thể bạn quan tâm
Ông Putin sẽ đưa nước Nga vào “trạng thái chiến tranh”?
05:00, 07/07/2022
Ukraine ra 6 điều kiện, Putin sẽ chấp nhận hòa đàm?
05:10, 05/07/2022
Nga vỡ nợ nước ngoài: Đâu là lối thoát hiểm cho Putin?
05:10, 29/06/2022
Kaliningrad - điểm nóng mới gây "đau đầu” Putin
05:12, 24/06/2022
Putin đưa ra thông điệp gì tại Lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng?
04:30, 10/05/2022
Chiến sự Ukraine giằng co, Putin sẽ chơi tất tay?
11:20, 04/05/2022
"NATO hóa” Châu Âu, thêm phép tính sai của Putin!
05:30, 02/05/2022
Mỹ bất ngờ thay đổi chiến lược đối phó Putin
11:02, 28/04/2022