Tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng

Diendandoanhnghiep.vn Theo tính toán mới nhất của Bộ Tài chính, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng, tăng gần 100.000 tỷ đồng so với trước đó.

Bổ sung thêm đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất

Bộ Tài chính đã bổ sung thêm nhiều đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.

Ngày 03/4/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký công văn số 3915/BTC-CST báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Theo đó, bổ sung thêm 4 nhóm đối tượng được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất với số tiền lên đến 180.000 tỷ đồng.

So với dự thảo Nghị định đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ tại Tờ trình 47/TTr-BTC ngày 26/3, sau khi tiếp thu ý kiến các bộ, ngành và địa phương, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung thêm các ngành, lĩnh vực vào đối tượng được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất. Cụ thể:

Bộ Tài chính bổ sung một số ngành sản xuất: sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; Sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; Sản xuất sản phẩm từ plastic; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; Sản xuất kim loại; gia công cơ khí; Xử lý và tráng phủ kim loại; Sản xuất xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; Xây dựng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng bổ sung một số hoạt động kinh doanh vào đối tượng được gia hạn, gồm hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; Hoạt động vui chơi giải trí. 

Đối với việc bổ sung doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; Sản phẩm cơ khí trọng điểm, Bộ Tài chính cho rằng, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xác định theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm cơ khí trọng điểm được xác định theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng bổ sung tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hỗ trợ khách hàng.

Dự kiến với những bổ sung trên, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng (tăng gần 100.000 tỷ đồng so với nội dung đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 47/TTr-BTC).

Trước đó, ngày 26/3/2020, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ số 47/TTr-BTC về dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Ngày 01/4/2020, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ về nội dung dự thảo Nghị định và các Bộ, ngành, địa phương đã có ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định. Trên cơ sở các ý kiến tham gia, ngày 03/4/2020, Bộ Tài chính có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714088903 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714088903 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10