Thị trường dầu mỏ đang có những lo ngại sâu sắc về ảnh hưởng của Tổng thống Donald Trump lên các nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới
Nhóm dầu mỏ lớn nhất thế giới này và các đối tác liên minh đang có mặt ở Vienna, Áo trong tuần này, với mục đích đạt được một thỏa thuận để tiến hành một đợt cắt giảm nguồn cung mới.
Mặc dù vậy, ngay cả khi thị trường dầu gần chạm đáy đợt giảm giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một vài nhà quan sát bên ngoài mong đợi liên minh năng lượng xây dựng một hạn ngạch sản xuất ngắn gọn làm hài lòng các nhà giao dịch dầu.
Có thể bạn quan tâm
11:15, 05/12/2018
05:30, 04/12/2018
04:30, 26/11/2018
04:20, 14/11/2018
Theo các nhà phân tích năng lượng trước thềm cuộc họp được mong đợi giữa OPEC và các thành viên không thuộc OPEC, đây là lần đầu tiên tôi nghĩ rằng chúng ta có một cuộc họp OPEC đầy tính chính trị (!?).
Amrita Sen, chuyên gia phân tích dầu tại Energy Aspects cho biết: "với mức độ mong manh của thị trường, nỗi lo sợ lớn nhất của thị trường là bất chấp OPEC có hiểu được nguyên tắc cơ bản hay không".
Bà phân tích, hiện nay Tổng thống Trump mới là người đang kiểm soát chính sách của OPEC. Và nếu các quốc gia thuộc OPEC và các đồng minh không thể đạt được những mục tiêu họ sẽ làm một cách rõ ràng, thị trường sẽ rơi vào tình trạng bán tháo.
Dầu thô kỳ hạn đã giảm hơn 28% kể từ khi leo lên đỉnh cao nhất trong bốn năm vào đầu tháng 10, trong bối cảnh lo ngại cung vượt cầu và lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại tiếp tục gia tăng. Sự giảm giá này đã làm tăng áp lực lên OPEC và các đối tác liên minh của mình để tổ chức một đợt cắt giảm sản xuất khác tại cuộc họp cuối cùng của năm dương lịch.
Dầu thô Brent chuẩn quốc tế được giao dịch ở mức 62,04 USD/thùng vào khoảng 10:50 sáng giờ Luân Đôn, giảm khoảng 0,1%, trong khi dầu thô West Texas Intermediate (WTI) giao dịch ở mức 53,27 USD, ít thay đổi so với phiên trước.
Các chuyên gia kỹ thuật của OPEC đã báo hiệu rằng liên minh cần cắt giảm từ 1 triệu đến 1,4 triệu thùng mỗi ngày để đối phó với tình trạng cung vượt cầu. Nhưng các nguồn tin gần đây cho biết rằng OPEC đang tỏ ra cảnh giác với việc cắt giảm trên quy mô đó.
Điều đó phần lớn là do lãnh đạo OPEC, Saudi Arabia, tiến vào cuộc họp với ảnh hưởng nặng nề từ những tiết lộ rằng các điệp viên của vương quốc đã sát hại nhà báo Washington Post và cư dân Hoa Kỳ Jamal Khashoggi vào tháng 10.
Trump đang đứng về phía các đồng minh của mình ở Riyadh, nhưng ông đã nói rõ rằng ông muốn Saudi Arabia kiểm soát giá dầu để thể hiện lòng trung thành của mình. Trong khi đó, sau nhiều tuần tuyên bố không cam kết, Nga dự kiến sẽ không chia sẻ sự nhiệt tình của Saudi Arabia trong việc cắt giảm sản lượng tiếp theo vào thứ Năm tuần này. Nhà sản xuất dầu mỏ lớn không thuộc OPEC này đã cảnh báo nhóm phải cẩn thận để đảm bảo cuối cùng họ không đảo ngược quá trình 180 độ!
Cailin Birch, nhà kinh tế toàn cầu tại Economist Intelligence Unit, nhận định rằng: “chắc chắn có nhiều sự chia rẽ giữa các quốc gia sản xuất chính tại cuộc họp này, đặc biệt là giữa Saudi Arabia và Nga, và cả trong nội bộ các thành viên của OPEC".
Khi được hỏi liệu cuộc họp OPEC này có bất ổn định về mặt chính trị hơn những cuộc họp gần đây hay không, ông trả lời: "Tôi chắc chắn như vậy. Căng thẳng giữa Mỹ và Saudi Arabia ngày càng trở nên nghiêm trọng trong những tháng gần đây và chúng ta đã chạm đến một điểm đặc biệt bất ổn".
Ông cũng cho biết thêm, Tổng thống Trump đang thể hiện tầm ảnh hưởng của mình rõ rệt hơn trong các cuộc tranh luận về giá dầu so với các tổng thống Mỹ khác. Có khả năng, ông sẽ tiếp tục là một người khuấy động bầu không khí trước khi cuộc họp OPEC diễn ra.