TP.HCM: Bấm nút khởi động thi công lắp đặt cáp điện cho tuyến metro số 1

NGÂN GIANG 19/02/2021 11:54

Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chính thức lắp đặt cáp điện trên toàn tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), tại ga Thủ Đức.

Từ chuyện khởi động…

Theo đó, sáng 19/2/2021, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Lê Hòa Bình, cùng lãnh đạo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã bấm nút khởi động để công nhân, kỹ sư thi công lắp đặt cáp điện cho tuyến metro số 1 tại ga Thủ Đức.

sáng 19/2/2021, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Lê Hòa Bình, cùng lãnh đạo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã bấm nút khởi động để công nhân, kỹ sư thi công lắp đặt cáp điện cho tuyến metro số 1 tại ga Thủ Đức.

Sáng 19/2/2021, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã bấm nút khởi động để công nhân, kỹ sư thi công lắp đặt cáp điện cho tuyến metro số 1 tại ga Thủ Đức.

Phát biểu tại công trường, ông Huỳnh Hồng Thanh - Phó trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP, cho biết các trạm nhà ga được kết nối nguồn điện từ 2 trạm điện 110kV Bình Thái và Tân Cảng.

Cũng theo ông Thanh, việc triển khai thi công hạng mục hệ thống cấp điện được xem như là một sự kiện đánh dấu bước chuyển giai đoạn của dự án từ thi công kết cấu hạ tầng sang chuẩn bị cho giai đoạn vận hành thử nghiệm các thiết bị và chạy thử. Và đến nay, dự án đã thi công 82% tổng khối lượng. Đó là kết quả nỗ lực trong bối cảnh dịch COVID-19 làm ảnh hưởng lớn đến việc thi công dự án trong năm 2020.

Theo ông Jason Fraser - Giám đốc dự án gói thầu CP3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng), cho biết song song với việc kéo cáp, năm 2021 nhà thầu sẽ đóng điện trên toàn hệ thống và tiếp tục nhập khẩu các đoàn tàu còn lại về Việt Nam. Dự kiến quý 4/2021, đoàn tàu metro số 1 sẽ chạy thử đoạn trên cao từ ga Bình Thái về depot Long Bình (TP Thủ Đức).

đến nay, dự án đã thi công 82% tổng khối lượng

Đến nay, dự án đã thi công 82% tổng khối lượng. Nguyên nhân chậm tiến độ được xác định một phần do ảnh hưởng từ COVID-19.

… đến điều chỉnh kế hoạch

Tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đang được xây dựng và dự kiến sẽ đưa vào vận hành vào cuối năm 2021. Tuyến này đi ngầm dài 2,6 km qua 3 ga và đi trên cao 17,1 km qua 11 ga với tổng chiều dài là 19,7 km. Màu biểu trưng của tuyến là màu đỏ thẫm. Ngày 8 tháng 10 năm 2020, đoàn tàu đầu tiên từ Nhật Bản cập cảng Khánh Hội và được vận chuyển về Depot Long Bình bằng xe siêu trường, đánh dấu một cột mốc quan trọng cho tuyến metro đầu tiên của TP. HCM.

Việc bố trí kế hoạch vốn ODA năm 2017 và trung hạn giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 chưa đáp ứng nhu cầu. Năm 2017 vốn ODA được giao chỉ là 2.119 tỷ đồng trong khi nhu cầu là 5.422 tỷ đồng (đáp ứng được 39%), giai đoạn 2016-2020 nhu cầu vốn là 20.930 tỷ đồng thì tuyến metro 1 mới được giao 7.500 tỷ đồng (đáp ứng được 36%).

Hiện dự án dự án đã giải ngân vốn ODA là 69,427 tỉ Yên (tương đương 13.969 tỉ đồng, bao gồm giải ngân từ khoản tạm ứng ngân sách TP là 1.900 tỉ đồng), đạt 33% tổng vốn ODA; vốn đối ứng giải ngân được 1.465 tỉ đồng, đạt 27%.

Theo kế hoạch, dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 41.800 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách thành phố. Thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho phép UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án vào tháng 8/2011. Nhưng lúc này chính sách đã thay đổi, dự án thuộc diện phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Hiện, tổng mức đầu tư dự án vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Nhưng đến nay, dự án mới thi công được 80% khối lượng nên thời gian đi vào hoạt động dự kiến đã bị thay đổi. Hiện nay công trình bị đội vốn, nên dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021.

Bị nợ tiền kéo dài, hồi tháng 11, ông Umeda Kunio (Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam) đã gửi văn bản cho Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, đề nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo giải quyết số tiền chậm thanh toán cho đơn vị thi công

Bị nợ tiền kéo dài, hồi tháng 11, ông Umeda Kunio (Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam) đã gửi văn bản cho Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, đề nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo giải quyết số tiền chậm thanh toán cho đơn vị thi công

… và ngưng thi công do thiếu tiền

Theo kế hoạch ban đầu, để vận hành đúng kế hoạch năm 2020, trong giai đoạn 2016-2020 dự án cần khoảng 28.000 tỷ đồng. Tuy nhiên hồi tháng 4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định chỉ bố trí kế hoạch vốn ODA nguồn ngân sách trung ương cho dự án là 7.500 tỷ đồng - dự án thiếu đến 20.500 tỷ. UBND TP HCM đã 4 lần tạm ứng tiền (tổng cộng 3.300 tỷ) để BQL thanh toán cho các nhà thầu, chi trả cho nhân viên.

Bị nợ tiền kéo dài, hồi tháng 11, ông Umeda Kunio (Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam) đã gửi văn bản cho Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, đề nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo giải quyết số tiền chậm thanh toán cho đơn vị thi công, tư vấn đã lên hơn 100 triệu USD, cảnh báo nếu đến cuối tháng 12 mà các vấn đề này không được giải quyết, dự án sẽ buộc phải ngừng thi công.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự án đường sắt đô thị TP.HCM (metro số 1): Vì sao nhà thầu phụ "tập trung, khiếu nại"?

    16:07, 06/08/2020

  • Sẽ ưu tiên giải quyết hồ sơ đẩy nhanh tiến độ hai dự án metro số 1 và 2

    00:00, 12/12/2019

  • TP HCM đề nghị vay lại 23.931 tỷ đồng để làm Metro số 1

    02:40, 08/12/2019

  • Gỡ khó cho tuyến metro số 1 TP HCM

    00:04, 14/09/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM: Bấm nút khởi động thi công lắp đặt cáp điện cho tuyến metro số 1
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO