TP HCM: Tiếp tục đầu tư 4.500 tỉ đồng cho 12 dự án chống ngập

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 21/08/2021 06:29

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM vừa có văn bản gửi UBND TP đề xuất đầu tư thêm 12 công trình thủy lợi vào kế hoạch để giải quyết chống ngập cho giai đoạn 2021 - 2025.

Thay thế dự án lỗi thời, thiếu đồng bộ

Theo đó, báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch thủy lợi trên địa bàn TP HCM giai đoạn từ năm 2014 - 2020 và kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025, Sở NN-PTNT cho rằng, trong những năm qua, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn TP HCM đã được đầu tư, nâng cấp, phát huy hiệu quả hoàn thành tiêu chí thủy lợi trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM vừa có văn bản gửi UBND TP đề xuất thêm 12 công trình thủy lợi vào kế hoạch để giải quyết chống ngập cho giai đoạn 2021 – 2025.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM vừa có văn bản gửi UBND TP đề xuất thêm 12 công trình thủy lợi vào kế hoạch để giải quyết chống ngập cho giai đoạn 2021 – 2025.

Bước đầu, các công trình đã góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển giao thông nội đồng tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại và vận chuyển vật tư, nông sản của người dân, đảm bảo công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng chống cháy rừng và cấp nước thô cho Nhà máy nước kênh Đông ... Đặc biệt, việc nâng cấp các tuyến bờ bao, đê bao ngăn triều cường chống ngập góp phần giảm ngập cho TP, giảm thiểu thiệt hại do triều cường gây ra.

Do đó, để các dự án đạt mục tiêu, cần nâng cao chất lượng quản lý dự án của ngành NN-PTNT. Bởi, nhiều dự án trước đây có chất lượng kém, chưa nghiệm thu đã hư hỏng, không phát huy đúng công suất thiết kế, dẫn đến lãng phí đầu tư.

Cụ thể, dự án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn từ sông Vàm Thuật đến cầu Bến Súc có tổng chiều dài 64 km, được chia thành 8 dự án, được kỳ vọng sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo ngăn triều, chống ngập cho khoảng 12.000 ha đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư. Đồng thời, góp phần làm thay đổi diện mạo các quận, huyện ngoại thành như H.Củ Chi, H.Hóc Môn và Q.12. Thế nhưng, đến nay mới có 4 dự án đã hoàn thành (đê bao ven sông Sài Gòn dài 41.118 m) gồm: dự án công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn từ sông Vàm Thuật đến rạch Tra (Nam rạch Tra); dự án bờ hữu ven sông Sài Gòn từ tỉnh lộ 8 đến rạch Tra (Bắc Rạch Tra); công trình thủy lợi An Phú - Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi; dự án đê bao ven sông Sài Gòn từ rạch Thai Thai đến cầu Bến Súc. Trong đó, có 2 dự án (công trình thủy lợi An Phú - Phú Mỹ Hưng và dự án đê bao ven sông Sài Gòn từ rạch Thai Thai đến cầu Bến Súc) đã được bàn giao; 2 dự án (Nam Rạch Tra và Bắc Rạch Tra) chưa được bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác. Và 4 dự án còn lại đang triển khai (đê bao ven sông Sài Gòn dài 22.990 m) gồm: dự án đê bao ven sông Sài Gòn từ Sông Lu đến rạch Bà Bếp, công trình thủy lợi ven sông Sài Gòn từ rạch Láng The đến Sông Lu, đê bao từ rạch Nàng Âm đến rạch Láng The và tuyến đê bao từ rạch Sơn đến rạch Cầu Đen.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, khai thác, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi hàng năm chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và kịp thời, dẫn đến công trình nhanh xuống cấp.

Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất đầu tư thêm 12 công trình thủy lợi và đưa vào kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

… và đầu tư mới 12 dự án, ưu tiên phân kỳ

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT TP HCM, để góp phần cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh đã đặt ra nhiều yêu cầu mới cho các công trình thủy lợi. Do đó, việc đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng nhiệm vụ đa mục tiêu của công trình thủy lợi: phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng chống cháy rừng; cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và dân sinh; phòng chống thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Sở NN-PTNT kiến nghị UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư 12 dự án thủy lợi trải dài trên địa bàn 3 huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và Q.12 trong giai đoạn 2021 - 2025, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Sở NN-PTNT kiến nghị UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư 12 dự án thủy lợi trải dài trên địa bàn 3 huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và Q.12 trong giai đoạn 2021 - 2025, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên

Sở NN-PTNT kiến nghị UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư 12 dự án thủy lợi trải dài trên địa bàn 3 huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và Q.12 trong giai đoạn 2021 - 2025, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên

Cụ thể, 7 dự án nằm trong danh sách ưu tiên 1 có số vốn đầu tư khoảng 2.600 tỉ đồng, gồm: Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi kênh Đông Củ Chi (giai đoạn 2) - công trình có nguồn vốn lớn nhất trong 12 dự án (khoảng 1.100 tỉ đồng), mục đích hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, giao thông kết nối khu vực nội đồng, hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất; 4 cống Cây Xanh, Đá Hàn, Bà Bếp, Rạch Dứa cũng được bổ sung vào quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho TP nhằm tăng khả năng điều tiết cấp nước trong mùa khô, phòng lũ, triều cường phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 2.600 ha thuộc xã Bình Mỹ (H.Củ Chi).

Ngoài ra, còn có các dự án được bổ sung vào phương án phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2030 - 2045 như nạo vét khơi thông dòng chảy sông Lu (đoạn từ cống Lu 1 đến cống Lu 2, H.Củ Chi); xây dựng tuyến đê bao Rạch Tra từ cầu Xáng, tỉnh lộ 15 đến quốc lộ 22 (2 huyện Hóc Môn và Củ Chi)...

Danh sách ưu tiên 2 có 5 dự án, tổng vốn khoảng 1.900 tỉ đồng, điển hình là dự án xây dựng cống kiểm soát triều rạch Tra (2 huyện Hóc Môn và Củ Chi). Dự án được quy hoạch chống ngập từ năm 2008, trong đó có các hạng mục xây dựng kè bảo vệ bờ thượng hạ lưu cống, âu thuyền và nhà quản lý vận hành với kinh phí 1.200 tỉ đồng. Công trình sẽ góp phần tăng khả năng tiêu thoát nước chống ngập úng và cấp nước cho khu vực, tham gia trữ lũ và chậm lũ sông Sài Gòn khi hồ Dầu Tiếng xả lũ, đảm bảo giao thông thủy nội địa khu vực. Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư khái toán cho 12 dự án là hơn 4.500 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP.

Có thể bạn quan tâm

  • “Tối hậu thư” cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng

    05:00, 03/07/2021

  • TP HCM: Đề xuất chi 4,3 tỉ USD để xử lý các dự án chống ngập

    07:40, 22/05/2021

  • Chàng Việt kiều Mỹ hồi hương khởi nghiệp túi bạt chống ngập ô tô

    04:23, 20/05/2021

  • TP HCM đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để giải quyết 11 dự án chống ngập

    09:01, 16/05/2021

  • TP HCM: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng bao giờ “về đích”?

    05:00, 18/08/2020

  • Thu phí chống ngập đối với chủ đầu tư cao ốc: Biện pháp “bẻ ngọn”!

    05:00, 17/07/2020

  • TP.HCM: Đừng chống ngập kiểu… đối phó

    05:07, 24/06/2020

  • Đừng chống ngập kiểu đối phó!

    21:15, 23/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP HCM: Tiếp tục đầu tư 4.500 tỉ đồng cho 12 dự án chống ngập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO