TP.HCM: Vẫn băn khoăn về các giải pháp chống ngập?

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 29/05/2024 03:00

Trước thực trạng cứ mưa lớn là ngập và triều cường ngày càng phức tạp, UBND TPHCM đã thực hiện nhiều giải pháp. Tuy nhiên, tình trạng ngập ngày càng phức tạp khiến người dân đứng ngồi không yên.

>>TP.HCM lựa chọn 3 phương án gỡ vướng cho Dự án chống ngập 10.000 tỉ?

Băn khoăn các giải pháp

Đáng chú ý, cơn mưa lớn kéo dài hơn 3 tiếng chiều ngày 27/5 và trong những ngày tháng 5/2024 đã khiến một số đoạn đường trên địa bàn TP Thủ Đức ngập nặng. Đơn cử, đoạn đường Nguyễn Duy Trinh, Chợ Thủ Đức (thành phố Thủ Đức, TP.HCM) ngập sâu khiến nhiều người phải bì bõm dắt xe về nhà vì bị chết máy.

cơn mưa lớn kéo dài hơn 3 tiếng chiều ngày 27/5 và trong những ngày tháng 5/2024, đã khiến một số đoạn đường trên địa bàn TP Thủ Đức ngập nặng.

Cơn mưa lớn kéo dài hơn 3 tiếng chiều ngày 27/5 và trong những ngày tháng 5/2024, đã khiến một số đoạn đường trên địa bàn TP Thủ Đức ngập nặng.

Theo Sở Xây dựng, hiện trên địa bàn thành phố có 18 điểm ngập (13 tuyến đường ngập do mưa và 5 tuyến đường ngập do triều cường). Cụ thể, 13 đường trục chính bị ngập do mưa gồm đường Phan Anh (quận Tân Phú), Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp), Hồ Học Lãm (quận Bình Tân), quốc lộ 1, Đặng Thị Rành, Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân, Thảo Điền, Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng (TP Thủ Đức)... Tình trạng ngập do triều cường gồm đường Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn, Lê Văn Lương, Đào Sư Tích và quốc lộ 50 (quận 7, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh). Tuy nhiên, thực tế, qua vài cơn mưa đầu mùa mới đây đã phát sinh thêm nhiều tuyến đường, khu vực bị ngập.

Đưa ra các giải pháp chống ngập và nhằm hạn chế tình trạng ngập trên địa bàn TP Thủ Đức, ông Mai Hữu Quyết - Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết, thời gian tới, sẽ đầu tư cải tạo hàng loạt hệ thống cống kết nối đồng bộ để giải quyết ngập nặng ở một số tuyến đường. Cụ thể, trong năm nay khởi công và hoàn thành 7 công trình nâng cấp bờ bao chống ngập, 36 công trình thoát nước, mở rộng 60 tuyến hẻm. Trong khi đó, trên bình diện chống ngập ở các tuyến đường, khu vực trên toàn thành phố.

Đồng quan điểm, ông Đặng Phú Thành - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho hay, thời gian qua, sở cùng các đơn vị liên quan xây dựng đoạn đê bao xung yếu thuộc bờ tả TP Thủ Đức; xây dựng các cống kiểm soát triều sông Kinh, rạch Tra, Vàm Thuật và Nước Lên; xây dựng tuyến kè kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn (quận 7); cải tạo các trục thoát nước chính rạch Xóm Củi, Bà Lớn, Thủ Đào, Ông Bé, Thầy Tiêu; xây dựng tuyến kè 2 bên bờ kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên (đoạn từ sông Chợ Đệm đến cầu Tham Lương dài 19km) trong giai đoạn 2021-2025.

Song song đó, cải tạo hệ thống thoát nước của một loạt tuyến đường như Nguyễn Hữu Cảnh, Tân Quý, Ba Vân, Trương Công Định, Bàu Cát, Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm cũ), Đặng Thị Rành, Bạch Đằng, Thảo Điền, Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng, Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân, quốc lộ 1, Phan Anh, Hồ Học Lãm... “Giai đoạn 2021-2025, thành phố triển khai thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước và nạo vét kênh rạch với tổng chiều dài hệ thống thoát nước được bổ sung khoảng 96km và chiều dài kênh rạch được cải tạo khoảng 5km. Đồng thời, vận hành 380 van ngăn triều, 5 trạm bơm di động, 10 trạm bơm và cổng kiểm soát triều (Bình Triệu, Bình Lợi, rạch Lăng, rạch Nhảy - Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Bà Tiếng, Phú Lâm, Thanh Đa, Mễ Cốc 1,2)...”, ông Đặng Phú Thành cho biết.

Cũng theo ông Thành, để ứng phó tình trạng ngập trong thời gian chờ các dự án mới được hoàn thành, Sở Xây dựng đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện có kế hoạch xử lý nhanh các trường hợp lấn chiếm kênh, rạch, hố ga... hiện hữu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác nạo vét hệ thống cống, kênh rạch trên địa bàn quản lý, đảm bảo đồng bộ với hệ thống thoát nước chung thành phố.

>>TP HCM: Tiếp tục đầu tư 4.500 tỉ đồng cho 12 dự án chống ngập

Không hết ngập không... lấy tiền?

Phân tích về những nguyên nhân ngập, chia sẻ với Diễn Đàn Doanh nghiệp, TS.Phạm Viết Thuận - Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho rằng nguyên nhân ngập xuất phát từ nguồn ngân sách phân bổ cho để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống kênh, cống thoát nước trên địa bàn TP còn hạn chế. Bên cạnh đó, tỷ lệ điều tiết phần ngân sách địa phương được hưởng của TP.HCM là 21% cũng chỉ được mấy năm nay, trong khi, tổng chiều dài cống thoát nước trên địa bàn thành phố là 4.626,657km.

Trong đó, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố quản lý 759 tuyến với tổng chiều dài 1.919,657km cống cấp 2, cấp 3 các loại và 90.571 hầm ga, 1.274 cửa xả; UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện quản lý 2.707km cống cấp 4 và các hẻm nhánh, 146.638 hầm ga.

Nguồn ngân sách không đủ để sắp xếp đầu tư cho các dự án về hạ tầng giao thông nên việc đầu tư các dự án chống ngập gặp khá nhiêu khó khăn. Điển hình như việc phân bổ nguồn kinh phí cấp cho các dự án cống, hạ tầng chống ngập cho toàn TP được phân bổ đồng đều.

Trong đó, TP Thủ Đức hiện mới đầu tư hệ thống cống chống ngập chỉ đạt 1/3, còn 2/3 chưa thể bố trí nên hiện tượng ngập đường sau những trận mưa lớn kéo dài, đặc biệt, Thủ Đức là khu vực trũng nhất nên bị ngập là điều dễ hiểu. Do đó, giải pháp tốt nhất trong lúc này chính là đầu tư đồng bộ hệ thống cống thooát nước mới có thể hết ngập.

ông Nguyễn Tăng Cương – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tập đoàn công nghiệp Quang Trung, phân tích: về nguyên tắc nước sẽ chảy về chỗ trũng, đặc biệt đối với khu vực TP. Thủ Đức có nơi thấp hơn rất nhiều so với mặt đường thì ngập là điều hiển nhiên.

Ông Nguyễn Tăng Cương – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tập đoàn công nghiệp Quang Trung: “Nếu TP giao cho Tập đoàn công nghiệp Quang Trung, chúng tôi cam kết sẽ làm hết ngập, và không nếu hết ngập sẽ không lấy tiền”.

Liên quan tới những băn khoăn về các giải pháp chống ngập trên địa bàn TP.HCM, chia sẻ với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Tăng Cương – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tập đoàn công nghiệp Quang Trung, phân tích: về nguyên tắc nước sẽ chảy về chỗ trũng, đặc biệt đối với khu vực TP. Thủ Đức có nơi thấp hơn rất nhiều so với mặt đường thì ngập là điều hiển nhiên. Chưa kể, hệ thống cống và mặt đường có khu vực cao hơn nhà dân, có nơi cao hơn 2 mét thì giải pháp tối ưu chỉ có cách là hút ra sông.

Cũng theo ông Cường, nếu không sớm có một đồ án quy hoạch tổng thể, định hướng thoát nước, thu gom và xử lý nước thải cho các khu vực của thành phố, sẽ rất khó đạt được mục tiêu chống ngập hiệu quả. Do vậy, thành phố nên khẩn trương thuê tư vấn có kinh nghiệm lập lại quy hoạch thoát nước hoàn chỉnh, mang tính khoa học và khả thi cao; thay thế ngay 2 quy hoạch thoát nước mưa và triều đã lỗi thời hiện nay, chưa ăn khớp về tần suất thiết kế, về số liệu đầu vào...

Bên cạnh đố, ông Cường cho rằng để giải quyết hết ngập trong tình huống hiện nay chỉ có cách duy nhất là sử dụng máy bơm đủ áp lực, kich cỡ để bớm ra sông. Tất nhiên, cần có một khảo sát và đánh giá với số liệu đo đạc cụ thể (đo nhiều tầng, nhiều bậc), trên cơ sở đó thiết kế máy bơm cho phù hợp. Việc sử dụng máy bơm chống ngập là rẻ và hiiệu quả nhất.

Về phương án thực hiện, sau khi có số liệu thống kê và đo đạc chính xác, TP nên thông báo và tổ chức mời thầu công khai để minh bạch để các doanh nghiệp có thể tham gia.

“Năng lực của chúng tôi đã được chứng minh, do đó, nếu TP giao cho Tập đoàn Quang Trung chúng tôi cam kết sẽ làm hết ngập, và không nếu hết ngập sẽ không lấy tiền”, ông Cường khẳng định.

Theo kế hoạch mà UBND TP.HCM đã ban hành Chương trình chống ngập và xử lý nước thải TPHCM giai đoạn 2024-2025. Theo đó, sẽ nâng cấp, cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước để kết nối đồng bộ, đảm bảo thoát nước cho khu đô thị cũ và khu dân cư mới. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) và các dự án thuộc nguồn vốn ODA.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM lựa chọn 3 phương án gỡ vướng cho Dự án chống ngập 10.000 tỉ?

    11:00, 12/12/2023

  • Vì sao TP HCM "lật kèo" vụ “siêu máy bơm” chống ngập?

    22:30, 12/05/2023

  • Giải pháp nào chống ngập úng tại Thủ Đô?

    00:21, 27/11/2022

  • TP HCM: Tiếp tục đầu tư 4.500 tỉ đồng cho 12 dự án chống ngập

    06:29, 21/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM: Vẫn băn khoăn về các giải pháp chống ngập?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO