Triển vọng sáng của dòng vốn đầu tư FDI

NGUYỄN CHUẨN 28/07/2024 12:22

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn, ngay cả khi bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc.

>>>Doanh nghiệp FDI quan tâm nhiều hơn đến thị trường bán lẻ Việt Nam

Mới đây, Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 7 tháng năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được đưa ra. Theo đó, tính đến ngày 20/7/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 7 tháng năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 7 tháng năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cụ thể, có 1.816 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 11,6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 10,76 tỷ USD (tăng 35,6% so với cùng kỳ); Có 734 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 0,3% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 4,97 tỷ USD (tăng 19,4% so với cùng kỳ); có 1.795 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 3,1% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,27 tỷ USD (giảm 45,2% so với cùng kỳ).

Xét theo ngành đầu tư, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 12,65 tỷ USD, chiếm 70,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 2,87 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 740,5 triệu USD và hơn 490,6 triệu USD.

Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35,1%) và điều chỉnh vốn (chiếm 65,8%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số lượt giao dịch GVMCP cao nhất (chiếm 42,1%).

>>>Thu hút FDI những tháng cuối năm sẽ duy trì đà tăng trưởng tích cực

>>>Chính sách thu hút FDI (Kỳ I): Lợi thế truyền thống không còn hấp dẫn

Xét về quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 7 tháng năm 2024, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,52 tỷ USD, chiếm gần 36,2% tổng vốn đầu tư, tăng 79,1% so với cùng kỳ 2023. Hồng Kông đứng thứ hai với hơn 2,19 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 12,65 tỷ USD, chiếm 70,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đến 70,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tuy nhiên, nếu tét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 29,7%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,5%) và GVMCP (chiếm 26%).

Nếu xét trên khía cạnh tỉnh, thành phố thu hút đầu tư, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Bắc Ninh là tỉnh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,2 tỷ USD, chiếm gần 17,8% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Quảng Ninh với hơn 1,56 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần so với cùng kỳ. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,55 tỷ USD, chiếm gần 8,6% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng,…

Nếu xét về số dự án, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 39,1%) và GVMCP (chiếm gần 70,1%). Hà Nội dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 14%). Tính tới ngày 20/7/2024, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhìn chung, Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 7 tháng năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Việt Nam đang trở nên hấp dẫn đối với các tập đoàn sản xuất công nghệ cao. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã có sự hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như: Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor…

Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới có kế hoạch chuyển các hoạt động sản xuất và tăng vốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao, như: Bán dẫn, năng lượng mặt trời, điện gió, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tài chính (Fintech). Đây là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Rõ ràng, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc, dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng trưởng khả quan trong 7 tháng đầu năm 2024 cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn.

Có thể bạn quan tâm

  • M&A bất động sản: Chiến lược ưa chuộng của các nhà đầu tư nước ngoài

    M&A bất động sản: Chiến lược ưa chuộng của các nhà đầu tư nước ngoài

    10:14, 11/07/2024

  • Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến tăng trưởng xanh của Việt Nam

    Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến tăng trưởng xanh của Việt Nam

    17:00, 17/06/2024

  • 3 yếu tố cốt lõi trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

    3 yếu tố cốt lõi trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

    00:08, 05/05/2024

  • Năng lượng, điện tử thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài

    Năng lượng, điện tử thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài

    02:00, 28/03/2024

  • Nhà đầu tư nước ngoài vẫn

    Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "trăn trở" về thủ tục hành chính

    03:00, 23/03/2024

  • Đầu tư nước ngoài phục hồi, dự án mới và vốn đăng ký tăng mạnh

    Đầu tư nước ngoài phục hồi, dự án mới và vốn đăng ký tăng mạnh

    01:30, 28/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Triển vọng sáng của dòng vốn đầu tư FDI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO