Những dòng vốn đầu tư tiếp tục mạnh mẽ chảy vào thị trường chứng khoán là động lực cho kỳ vọng thị trường sẽ đạt mức cao như những kỷ lục đã có gần 3 năm qua.
Hàng loạt định chế tài chính liên tiếp đưa ra các dự báo về tăng trưởng GDP cao của Việt Nam trong năm 2021. World Bank mặc dù đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 từ 6,8% về mức 6,5% - đây vẫn là mức rất cao so với dự báo của nhiều quốc gia cùng khu vực.
Trong một báo cáo mới nhất, HSBC đưa dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam 2021 sẽ đạt tới 7,5%. Trong khi đó, dự báo chung cho toàn cầu của HSBC có điều chỉnh từ 4,2% về mức 4%. Và như vậy mức chênh lệch tăng trưởng GDP của Việt Nam so với bức tranh chung đang được kì vọng rất cao.
Cùng chung mức dự báo của World Bank, SSI duy trì dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 ổn định khoảng 6,5% so với năm trước, cao hơn kế hoạch của Chính phủ là 6%. Theo đó, mức tăng trưởng sẽ bắt đầu tăng tốc từ quý 2/2021 và giữ đà tăng đó đến năm 2022, đến khoảng hơn 7%.
Trong nhiều động lực dự kiến sẽ giúp Việt Nam "bật lò xo" từ tăng trưởng hơn 2,9% của năm qua, các chuyên gia tài chính nhận định, có chính sách nới lỏng tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế sẽ được NHNN duy trì. Lãi suất duy trì thấp và đồng VND được kỳ vọng sẽ tăng giá tương ứng với các chuyển biến tích cực của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong năm 2021.
Kinh tế phục hồi tạo khoảng dư địa lớn cho tăng trưởng của thị trường chứng khoán (TTCK).
SSI ước tính tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết trong phạm vi nghiên cứu của SSI Research là 23% sau khi giảm 17% trong năm 2020. Ngành Ngân hàng và Bất động sản là hai ngành chiếm tỷ trọng lần lượt 27% và 26% lớn nhất trong VN-Index, đều sẽ hưởng lợi trong môi trường lãi suất thấp và thanh khoản dồi dào, trong khi rủi ro gia tăng nợ xấu thấp đi do đợt bùng phát dịch bệnh.
Tại ngày 4/1/2021, hệ số P/E thị trường năm 2021 ở mức 16,43 lần. Với mức này, định giá hiện tại của hầu hết các ngành đã quay trở lại mức trước khi dịch bệnh xảy ra và đã phản ánh phần nào yếu tố lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ năm 2021.
“Chúng tôi nhìn nhận lạc quanhơn bối cảnh năm 2020 bởi 2021 có tính đến nền tảng thanh khoản dồi dào và vai trò dẫn dắt thị trường của nhà đầu tư cá nhân. Trong kịch bản tốt nhất, dòng vốn mạnh đầu tư vào TTCK sẽ là động lực giúp P/E thị trường năm 2021 đạt mức cao kỷlục như các mức đã đạt được trong vòng 3 năm qua”, một vị chuyên gia nhận định.
Theo đó, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân tiếp tục được củng cố qua số lượng 63.446 tài khoản mở mới kỷ lục của nhóm nhà đầu tư này trong tháng 12/2020. Xu hướng này sẽ tiếp diễn trong một hai tháng tới khi đây là mùa cao điểm tiền về và sức hút của kênh chứng khoán đang cao. Có thể nói dòng tiền dồi dào vẫn là nền tảng quan trọng giúp thị trường nhanh chóng lấy lại cân bằng trước các nhịp điều chỉnh do cung chốt lời và hỗ trợ chỉ số VN-Index duy trì động lực tăng, hướng đến mục tiêu gần nhất là 1.175 điểm trong tháng 1/2021 và có thể sẽ kiểm định mức đỉnh lịch sử 1.210 điểm.
Những kỳ vọng này của các nhà đầu tư, theo SSI, đang dẫn dắt xu hướng tăng chung của thị trường lẫn giá cổ phiếu. Trong tháng 1/2021, công ty này cho rằng các yếu tố dẫn dắt tăng trưởng trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn cho cơ hội đầu tư nằm ở 12 cổ phiếu bao gồm: DXG, QNS, NDN, VHM, SZC, MBB, TCB,CTG, BVH, HPG, MWG, PNJ.
Các động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 bao gồm:
Thứ nhất, tác động của mô hình phục hồi chữ V trên toàn cầu có thể giúp Việt Nam tăng trưởng cao hơn, do Việt Nam đã trở thành trung tâm có tầm quan trọng hơn trong hệ sinh thái công nghiệp chế biến chế tạo toàn cầu.
Thứ hai, tác động mạnh mẽ hơn từ các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA hay RCEP.
Thứ ba, khi tăng trưởng đầu tư công quay lại mức tăng trưởng bình thường, thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có thể trở lại vai trò dẫn dắt và tăng mạnh trở lại khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Thứ tư, tiêu dùng nội địa sẽ phục hồi từ năm 2021.
(Theo SSI Reseach)
Có thể bạn quan tâm
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán bị phạt tới 3 tỷ đồng
18:00, 04/01/2021
Thị trường chứng khoán 2021: Lạc quan, còn dư địa tăng trưởng
05:02, 02/01/2021
Chứng khoán đầu năm 2021: Nhà đầu tư cần lưu ý gì?
05:00, 01/01/2021
Xử lý mạnh tay với các trường hợp vi phạm chứng khoán
05:44, 05/01/2021