Dữ liệu của FiinGroup ghi nhận các ngành có tăng trưởng cao trong quý I/2024 là ngân hàng, chứng khoán, thép, công nghệ thông tin và cao su.
>>>VN-Index tiếp tục xoay quanh 1.200 điểm
LTS: Mặc dù các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên toàn thị trường chưa công bố đầy đủ kết quả kinh doanh (KQKD) quý I/2024, nhưng một số tín hiệu cơ sở cho kỳ vọng tăng trưởng kinh tế tốt hơn sẽ giúp lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng trong năm nay.
Theo dữ liệu của FiinGroup, chiều ngược lại, thủy sản, hóa chất, điện, nước là các ngành sụt giảm lợi nhuận do cầu giảm, chi phí sản xuất tăng, giá cả nguyên vật liệu không ổn định. Bán lẻ và bất động sản (BĐS) chưa thể hiện dữ liệu đầy đủ do đó chưa thể cập nhật báo cáo tài chính đầy đủ.
Có thể nhìn thấy một số vấn đề từ câu chuyện và KQKD quý I/2024 của các DNNY như sau:
Đầu tiên, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hằng quý của nhóm tài chính đạt 23,3%, và tăng trưởng theo năm là 25,9%. Đây là mức tăng trưởng lạc quan bởi trước đó, giới chuyên môn dự báo tăng trưởng lợi nhuận của nhóm tài chính- tách riêng ngân hàng sẽ chỉ kỳ vọng ở khoảng 18% trong 2024.
Do đó, cần thấy rằng nhóm ngân hàng - với vị thế chiếm hơn 40% tỷ trọng lợi nhuận của toàn thị trường và nhóm vốn hóa; vẫn đang bật các tín hiệu lạc quan cho câu chuyện kinh doanh của năm nay, đặc biệt khi 3 quý còn lại của năm, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ còn tích cực hơn và mang về lợi nhuận chắc chắn hơn cho ngành.
>>>ĐIỂM BÁO NGÀY 3/5: Triển vọng từ các doanh nghiệp niêm yết
Tuy nhiên, cũng trong câu chuyện nhóm này, cần lưu ý lợi nhuận của nhóm chứng khoán với nhiều doanh nghiệp đã ghi lãi mạnh so với mặt bằng chung. Ví dụ, SSI báo lãi quý I tăng 50% so với cùng kỳ; HSC thậm chí có lợi nhuận trước thuế tăng 124% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức cao nhất trong 7 quý gần đây; VCI cũng báo lãi sau thuế gấp 2,7 lần cùng kỳ…
Vì vậy, rất cần bóc tách thay cho gộp chung nhóm tài chính (ngân hàng - chứng khoán), để đặt ra các kỳ vọng ngành hợp lý hơn; trong đó chứng khoán được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng nhờ sức nâng đỡ của KRX và nâng hạng thị trường chứng khoán, trong khi ngân hàng 1 mặt khác, vẫn sẽ phải dè chừng với trích lập dự phòng rủi ro, ứng phó nợ xấu.
Đối với nhóm BĐS, dữ liệu FiinTrade ghi nhận LNST của 60/130 doanh nghiệp đại diện 74,4% vốn hóa toàn ngành) giảm mạnh 82% do Vinhomes (VHM) không còn ghi nhận thu nhập từ bán buôn dự án như cùng kỳ. Nếu không tính đến VHM, lợi nhuận của 59 doanh nghiệp BĐS còn lại giảm 15,1% do ảnh hưởng của nhóm BĐS nhà ở (NVL, KDH, DIG, NLG). Trong khi đó, bất động sản Khu công nghiệp duy trì tăng trưởng 26,5% so với cùng kỳ nhờ BCM, SZC, SZB.
Bán lẻ theo công bố thông tin sơ bộ cũng ghi nhận những điểm sáng đột biến khi Bách Hóa Xanh (BHX) đạt tăng trưởng doanh thu hơn 44% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp cho sự phục hồi của MWG. Tuy nhiên, BHX vẫn đang khấu hao đầu tư và chưa thể có lãi. Trong khi đó, PNJ ghi nhận tăng doanh thu 2 con số nhưng LNST giảm nhẹ, cũng cho thấy sự biến động giá nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác chi phối ăn vào biên lợi nhuận doanh nghiệp…
Nhìn chung, các chuyên gia dự báo với động lực tăng trưởng GDP từ thúc đẩy tiêu dùng nội địa, bán lẻ và xuất khẩu sẽ phục hồi sớm trong năm nay. Đây là ngành điển hình của kinh tế với tiêu dùng nội địa phục hồi theo hướng tương hỗ nước lên, thuyền lên.
Mặt khác, tổng quan chung cho thấy sự phục hồi yếu của nhóm phi tài chính, với tăng trưởng LNST đạt 22,3% theo quý và chỉ đạt 7,8% theo năm, phản ánh còn sự sự khó khăn của các ngành sản xuất, xuất khẩu trong một nền kinh tế chỉ mới phục hồi và vẫn đang phụ thuộc vào cầu thị trường bên ngoài. Do đó, rất cần thêm lực thúc đẩy, hỗ trợ.
Chính phủ mới đây đã có tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế GTGT, đồng thời đề xuất tiếp tục giảm thuế này trong 6 tháng cuối năm 2024. Theo chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển, đây là giải pháp cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy tiêu dùng, xuất khẩu, bên cạnh vai trò mạnh mẽ của đầu tư công.
Về phía doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng kinh tế sẽ phục hồi mạnh từ quý III/2024 với tăng trưởng xuất khẩu và tiêu dùng nhưng một bộ phận doanh nghiệp cần xác định vẫn khó khăn về nguồn vốn. Vì vậy, tăng cơ hội và cải thiện điều kiện tiếp cận vốn cho doanh nghiệp cũng như tăng quản trị dòng tiền phù hợp là điều kiện cần để doanh nghiệp bước qua khó khăn, nắm bắt cơ hội thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
SÁCH HAY CUỐI TUẦN: “Từ tốt đến vĩ đại” – Bật mí bí mật để doanh nghiệp trở nên vĩ đại
16:09, 04/05/2024
Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt Nam
16:11, 04/05/2024
Doanh nghiệp vận tải Hải Phòng mong muốn được tháo gỡ khó khăn
07:41, 04/05/2024
Các doanh nghiệp SME được hỗ trợ lãi suất đặc biệt ưu đãi chỉ từ 5%/năm
16:46, 04/05/2024
Hàng nghìn doanh nghiệp địa ốc trở lại thị trường
04:00, 04/05/2024