Trợ lực nào cho doanh nghiệp?

Diendandoanhnghiep.vn Theo chuyên gia, Chính phủ đã có các giải pháp đồng bộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay, nhưng vẫn cần những trợ lực quan trọng về chính sách và quản trị một cách sâu sắc hơn.

>> Cần giải pháp giảm lãi suất để doanh nghiệp được tiếp cận vốn

Khả năng hấp thụ vốn yếu

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đánh giá, tốc độ tăng trưởng tín dụng quý 1/2023 so với năm 2022 thấp hơn rất nhiều, ở mức 2,61%, trong khi năm 2022 tăng trưởng 5,95%. Nhìn nhận ở góc độ khách quan, tốc độ này đã phản ánh đúng thực trạng, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, cũng như doanh nghiệp đang có nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn.

Khi huy động đầu vào ở hệ thống ngân hàng giảm sẽ là cơ sở để lãi suất đầu ra giảm, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn

Khi huy động đầu vào ở hệ thống ngân hàng giảm sẽ là cơ sở để lãi suất đầu ra giảm, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn

Thứ nhất, là do ảnh hưởng trên thị trường quốc tế, các nước cũng khó khăn nên nhu cầu tiêu dùng giảm. Từ cuối năm 2022, Hiệp hội ngành nghề và các tổ chức cũng đã xác định nhiều doanh nghiệp không nhận đơn hàng, dẫn đến nhu cầu vốn cho doanh nghiệp giảm sút.

Thứ hai, với những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, khi xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cũng không đảm bảo được theo quy định của ngân hàng, như tài sản đảm bảo không đủ, nguyên liệu đầu vào, đầu ra và sức tiêu thụ của sản phẩm chưa chứng minh được để đáp ứng yêu cầu cho vay.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục giảm lãi suất điều hành trong mấy tháng đầu năm được xem là một tín hiệu tốt, cho thấy chính sách tiền tệ của NHNN đưa ra rất kịp thời, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động vốn ở các mức lãi suất không cạnh tranh như trước.

Chính vì vậy, các tổ chức tín dụng đã cùng đồng thuận giảm lãi suất huy động và người dân cũng hiểu được rằng, thực chất sức chịu đựng của các tổ chức tín dụng huy động vốn với cả nền kinh tế sẽ phải có chiều hướng đi xuống, họ sẽ không kỳ vọng gửi tiền ngân hàng phải có lãi suất cao nữa. Như vậy, huy động đầu vào giảm sẽ là cơ sở để lãi suất đầu ra giảm, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của ngân hàng, do ngân hàng không thể hạ chuẩn cho vay, đòi hỏi các doanh nghiệp nên xem xét tình hình tài chính, các dự án kinh doanh đảm bảo có hiệu quả trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng, thì ngân hàng mới rộng cửa cho vay. Còn với các dự án không có hiệu quả, thì dù lãi suất có thấp hơn nữa nữa cũng không thể tiếp cận được.

“Nền kinh tế mới trải qua một quý đầu năm nhiều thách thức, nhưng theo tôi, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14-15% từ nay đến cuối năm 2023 là có thể thực hiện được với rất nhiều tính khả thi. Trong đó, Chính phủ đã có những giải pháp quyết liệt, đúng hướng đẩy mạnh đầu tư công. Đây là một trong những điều hết sức quan trọng thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển. Bên cạnh đó, các bộ ngành địa phương cũng hết sức tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để từng bước ổn định, phát triển

Tôi rất kỳ vọng kinh tế thế giới trong thời gian tới sẽ có chiều hướng tích cực hơn, tạo ra nhiều đơn hàng mới cho các doanh nghiệp trong nước và khu vực FDI, thúc đẩy tăng trưởng khiến nhu cầu vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ lớn”, ông Hùng dự báo.

>> Thống đốc NHNN: Khả năng tài chính thường hạn chế doanh nghiệp tiếp cận vốn

Trợ lực cho doanh nghiệp

Để hấp thụ vốn vay hiệu quả, hiện nay, Chính phủ và NHNN đã có nhiều giải pháp cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh. Mới nhất là Dự thảo Thông tư cơ cấu nợ, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng gia hạn và giữ nguyên nhóm nợ, giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng.

Các doanh nghiệp cần phải tái cơ cấu lại việc sản xuất kinh doanh của mình, rà soát khả năng tài chính, với những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì ngân hàng sẽ sẵn sàng giải quyết nhanh và hiệu quả

Các doanh nghiệp cần tái cơ cấu lại việc sản xuất kinh doanh, rà soát khả năng tài chính, với những phương án hiệu quả thì ngân hàng sẽ sẵn sàng giải quyết nhanh và hiệu quả hơn

Khi đồng tiền được quay vòng trong nền kinh tế, tạo ra giá trị gia tăng trong tương lai thì mới quay trở lại để trả cho khoản nợ đáng lẽ phải nhảy từ nhóm 2 xuống nhóm 3 hoặc nhóm 4.

Các chuyên gia đều nhìn nhận đây là một giải pháp “win-win”, cả ngân hàng và doanh nghiệp đều hưởng lợi. Thực tế, các ngân hàng vốn rất kỹ trong lựa chọn khách hàng giải ngân vốn, họ có thể gia hạn nợ để nợ xấu bớt xấu, song chưa hẳn đã dễ dãi trong cho vay mới. Ngân hàng sẽ cân nhắc doanh nghiệp thực sự khó khăn về dòng tiền mới gia hạn, hạn chế tình trạng trục lợi chính sách xảy ra.

Ông Nguyễn Quốc Hùng bày tỏ: “Chúng tôi mong muốn rằng, cơ hội đã mở ra như vậy nhưng các doanh nghiệp cần phải tái cơ cấu lại việc sản xuất kinh doanh của mình, rà soát khả năng tài chính, với những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì ngân hàng sẽ sẵn sàng giải quyết nhanh và hiệu quả hơn.

Mặc dù nền kinh tế thế giới có rất nhiều biến động, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục nâng lãi suất, nhưng NHNN Việt Nam lại giảm lãi suất điều hành, cho thấy chúng ta phải còn phải căn cứ vào tình hình cụ thể trong nước để điều hành chính sách phù hợp”.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, NHNN cho rằng, hiện doanh nghiệp đang cần được hỗ trợ hai yếu tố đó là:

Thứ nhất, trợ lực về chính sách. Theo đó, cần tháo gỡ về chính sách hoàn thuế, thủ tục thuế, hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu. Ngoài ra, có thể áp dụng chính sách miễn phí cầu đường, giúp doanh nghiệp giảm chi phí logistics.

Thứ hai, trợ lực về quản trị. Các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu ở khâu quản trị, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, cần phải có định hướng, hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp có thể quản trị tốt hơn, bền vững hơn.

“Nhìn về dài hạn, có hai xu hướng hầu như doanh nghiệp trên thế giới rất quan tâm đó là phát triển doanh nghiệp xanh và quản trị phát triển bền vững ESG. Đây là cửa tốt nhất để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn rẻ, nhưng về vĩ mô thì Chính phủ vẫn phải có Quỹ đầu mối để tiếp cận với các nguồn vốn chuyển dịch năng lượng mà EU đã ký cam kết 15,5 tỷ USD.

Mặt khác, doanh nghiệp phải cấu trúc lại sản xuất kinh doanh, thậm chí là chuyển hướng, bởi vì doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển hướng kinh doanh dễ hơn do mức độ rủi ro không lớn. Họ có thể chọn các ngành hàng, mặt hàng đang cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhắm vào sự thiếu hụt của thế giới trong khủng hoảng như về lương thực, thực phẩm khi Việt Nam đang rất có lợi thế”, ông Hoè nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trợ lực nào cho doanh nghiệp? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714124443 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714124443 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10