Trung Quốc duy trì chính sách “siết” tiền điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc đã sớm bày tỏ quan điểm về việc duy trì áp lực pháp lý nặng về với các hoạt động đầu cơ, giao dịch tiền điện tử tại quốc gia này.

Áp lực duy trì

Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã nhắc lại cam kết của mình về việc chống lạm dụng tiền điện tử, sau khi các nhà hoạch định chính sách đặt ra những vấn đề cần ưu tiên của ngân hàng trong nửa cuối năm 2021. Theo đó, PBoC sẽ tiếp tục giám sát các nền tài chính, trấn áp những hoạt động bất hợp pháp của tiền điện tử và duy trì áp lực cao đối với các giao dịch liên quan đến tiền ảo.

Trung Quốc nhắc lại cam kết về việc sẽ siết chặt việc quản lý các giao dịch tiền điện tử và khai thác Bitcoin tại nước này

Trung Quốc nhắc lại cam kết về việc sẽ siết chặt việc quản lý các giao dịch tiền điện tử và khai thác Bitcoin tại nước này

Từ năm 2017, Trung Quốc đã mạnh tay cấm các tổ chức tài chính giao dịch tiền điện tử và đến đầu năm nay, lại tiếp tục cứng rắn loại bỏ các công ty khai thác Bitcoin.Vào ngày 17/5, ba Hiệp hội Thanh toán lớn ở Trung Quốc đã xác nhận lại cam kết của họ đối với quy định đó và tuyên bố rằng, giao dịch đầu cơ xâm phạm nghiêm trọng đến sự an toàn tài sản của người dân và phá vỡ trật tự kinh tế, tài chính bình thường.

Sau đó, Trung Quốc đã tăng gấp đôi nỗ lực của mình bằng cách đưa ra các hạn chế đối với việc khai thác tiền điện tử để ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro tài chính. Các hạn chế đối với việc khai thác Bitcoin cũng tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước, trong suốt tháng 6.

Song song với các biện pháp cứng rắn này, PBoC đã luôn bận rộn với kế hoạch nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số. Theo báo cáo tiến độ tháng 7/2021 của PBoC, Nhân dân tệ kỹ thuật số đã được sử dụng trong 70,75 triệu giao dịch, đạt tổng giá trị 34,5 tỷ Nhân dân tệ (5 tỷ USD) vào cuối tháng 6. “Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số không phải là tiền điện tử, mà là đồng tiền kỹ thuật số tương đương với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Nó được giữ trong một chiếc ví di động. Token Nhân dân tệ kỹ thuật số có số nhận dạng duy nhất, giống như tiền giấy, ngoại trừ việc Chính phủ có thể dễ dàng theo dõi phiên bản kỹ thuật số và xem nó đang ở trong ví của ai. Điều này sẽ thuận lợi cho Chính phủ khi muốn truy quét các hoạt động bất hợp pháp”, báo cáo nêu.

Theo CNBC đưa tin, PBoC cũng khá lo lắng trước tác động tiềm tàng của các stablecoin toàn cầu đối với hệ thống tài chính quốc tế. Phát biểu với báo giới, Fan Yifei, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết: “Cái gọi là stablecoin của một số tổ chức thương mại, đặc biệt là stablecoin toàn cầu, có thể mang lại rủi ro cũng như thách thức cho hệ thống tiền tệ quốc tế và hệ thống thanh toán”.

Mặc dù không tiết lộ những biện pháp chính xác mà PBoC đang thực hiện, để hạn chế sự mở rộng của stablecoin, nhưng Fan Yifei nói rằng, tốc độ phát triển của các hệ thống thanh toán là rất đáng báo động, cần phải hành động để chống độc quyền, cùng với sự mở rộng một cách mất trật tự của thị trường vốn.

PBoC cũng nhắc lại rằng, chính sách tiền tệ thận trọng của cơ quan này sẽ linh hoạt, có mục tiêu, hợp lý và phù hợp. PBoC cam kết thực hiện một thiết kế chính sách "xuyên chu kỳ" tốt, để nhà chức trách sử dụng trong khung thời gian dài hơn khi xem xét hỗ trợ chính sách và tránh kích thích nền kinh tế quá mức.

Hạn chế trên diện rộng

Không chỉ mình Trung Quốc siết chặt tiền điện tử, trước làn sóng tăng giá của Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác trong những ngày gần đây, sự đón nhận hay ứng phó của nhiều quốc gia cũng cho thấy cho thấy có sự lo ngại. Chẳng hạn như tại Mexico, các nhà chức trách đã triệt phá 12 sàn giao dịch tiền điện tử địa phương, được cho là có liên quan đến việc rửa tiền cho tập đoàn ma túy Jalisco ở nước này. Chính quyền Mexico cho rằng, bất cứ khi nào, tội phạm ma túy được đề cập đến hiện nay, nó dường như đều được liên kết theo cách này hay cách khác với tiền điện tử. Mô hình đã xảy ra trong một thời gian dài với tiền điện tử và hàng loạt tội phạm khác bao gồm tài trợ khủng bố, hay buôn bán người,...

Rất khó để tạo ra một phương tiện thanh toán từ một tài sản, mà điều chúng ta quan tâm là các hệ thống thanh toán hiệu quả, đáng tin cậy

Rất khó để tạo ra một phương tiện thanh toán từ một tài sản, mà điều cần quan tâm là các hệ thống thanh toán hiệu quả, đáng tin cậy

Tại El Salvador, quốc gia đã áp dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán hợp pháp, những nỗ lực công nhận của chính quyền bị người dân phản đối; còn trên bình diện quốc tế, họ cũng đang bị Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phản ứng gay gắt. IMF từ chỗ không ủng hộ và hỗ trợ bất cứ hoạt động nào đối với quyết định công nhận này để đi vào áp dụng, đến nay, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva, đã lên tiếng khẳng định việc áp dụng Bitcoin như một loại tiền tệ sẽ mang lại sự không chắc chắn cho việc lập kế hoạch tài chính ở cấp hộ gia đình, doanh nghiệp và quốc gia, cùng những rủi ro khác.

Hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói rằng, đó là một quyết định có chủ quyền. Việc trở thành một quyết định có chủ quyền, không có nghĩa đó là một quyết định tốt, vì những gì được giới thiệu ở El Salvador, Bitcoin là một tài sản có tính biến động cao để phục vụ như một loại tiền tệ. Và những rủi ro mà nó mang lại thì mắt thường cũng có thể nhìn thấy được. Cụ thể:

Thứ nhất, làm thế nào để chúng ta biết những gì chúng ta thu được trong thuế khi Bitcoin tăng giá và Bitcoin giảm giá? Chúng ta lập kế hoạch chi tiêu như thế nào? Hãy nhớ vào tháng 4 năm nay, Bitcoin đã vượt qua 65.000 USD/BTC và sau đó nó giảm gần một nửa. Đó là vấn đề mà Bộ Tài chính đang phải vật lộn, không hề dễ dàng.

Thứ hai, làm thế nào để mọi người lập kế hoạch, người tiêu dùng cá nhân hoặc các nhà cung cấp phải bán hàng hóa và dịch vụ trong tài sản dễ bay hơi đó?

Thứ ba là vấn đề về môi trường. Một trong những vấn đề với Bitcoin là khai thác nó rất tốn năng lượng”, bà Georgieva phân tích.

Đồng thời, Giám đốc định chế tài chính quốc tế này còn nhấn mạnh, rất khó để tạo ra một phương tiện thanh toán từ một tài sản, mà điều chúng ta quan tâm là các hệ thống thanh toán hiệu quả, đáng tin cậy.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc duy trì chính sách “siết” tiền điện tử tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714126783 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714126783 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10