Trung Quốc thi triển những bước đi rất vững chắc trên lộ trình thâu tóm năng lượng hóa thạch cũng như khoáng sản không tái tạo trên phạm vi toàn cầu.
>>Trung Quốc "mạnh tay" thâu tóm tài nguyên chiến lược
Cách đây hơn 1 thập kỷ, Trung Quốc đã mở con đường Tây tiến xuyên qua các nước Nam Á, Tây Á. Sau cơn khủng hoảng 2008, Mỹ và châu Âu kiệt quệ, Trung Quốc mau chóng xuất hiện lấp đầy khoảng trống, trở thành chủ nợ cho vay, tái thiết khắp nơi.
Không ai ngoài các công ty Trung Quốc luôn giành được các hợp đồng tài trợ xây dựng, khai khoáng béo bở ở Myanmar, Pakistan, Uzbekistan, Iran đến tận Congo, Gabon ở châu Phi xa xôi, thậm chí các quốc đảo Thái Bình Dương.
Trung Quốc nhắm đến các loại tài nguyên không tái tạo như dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, đồng, than, coban, kim cương; hướng tới mục tiêu dự trữ lâu dài, biến nó thành lợi thế chiến lược trong tương lai.
Mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu - từ kim loại dưới lòng đất đến pin xe điện, chất bán dẫn. Cách tiếp cận này tương tự như việc Henry Ford đầu tư vào các đồn điền cao su của Amazon khi ngành công nghiệp ô tô chuyển sang sản xuất hàng loạt vào đầu thế kỷ 20.
Trong khi các định chế tài chính như IMF, WB luôn quy định ngặt nghèo với các nước kém phát triển, đính kèm tính chính trị, pháp luật, thể chế vào mỗi khoản vay thì các ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng mở hầu bao. Đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa Trung Quốc và Mỹ.
Những cuộc thâu tóm trong quá khứ - giờ đây đã phát huy tác dụng, tầm ảnh hưởng của cường quốc châu Á. Trong khi thế giời điêu đứng vì thiếu lương thực, năng lượng nhưng Trung Quốc gần như không bị ảnh hưởng gì.
Bằng cách nào đó, cơ hội luôn đến với Trung Quốc, lần này là chiến sự Nga - Ukraine giúp Bắc Kinh tiếp cận dễ dàng với nguồn dầu khổng lồ từ Nga sau khi phương Tây liên tiếp cấm vận Moscow.
Khối lượng dầu Nga chảy sang Trung Quốc trong vòng vài tháng tương đương với trữ lượng chưa khai thác của một quốc gia trong nhóm 30 nước có tài nguyên dầu khí lớn nhất.
Sau khi thuyết phục thành công chính phủ Iran ký kết hợp tác năng lượng 25 năm thì một quốc gia khác ở Trung Đông là Qatar cũng trao cho Bắc Kinh quyền mua khí đốt 27 năm tới bằng hợp đồng trị giá 60 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã thân chinh đến Saudi Arabia, có ý xuống thang với Venezuela và Iran nhưng không thể ngăn cản OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu, chứ chưa nói đến việc tăng khai thác. Có thể nói Trung Quốc đã chiến thắng tuyệt đối trước Mỹ trên thị trường năng lượng hóa thạch.
Sau thế chiến thứ 2, Mỹ lập ra hệ thống Petrodollars để buộc chặt giao dịch dầu mỏ với đồng đô la Mỹ, bằng cách này Mỹ kiểm soát toàn bộ ngành năng lượng cốt tử; phát hành USD cho vay,… tất cả phải phục vụ kinh tế Mỹ.
Phương pháp Trung Quốc mang tính truyền thống hơn, họ dựa vào khả năng sở hữu trực tiếp với năng lượng để thị uy sức mạnh. Đó là nguồn dự phòng cho tương lai, lúc châu Âu, Mỹ hết sạch dầu mỏ thì Trung Quốc chính là nhà phân phối. Điều này sẽ giúp tham vọng bá chủ thị trường năng lượng hóa thạch của Trung Quốc sớm trở thành hiện thực, nếu Mỹ và phương Tây không có đối sách phù hợp.
Giờ đây, cuộc chiến ngấm ngầm giữa liên minh các doanh nghiệp dầu khí Trung Quốc với thế lực phân phối lớn của thế giới bao gồm các công ty Shell, RoyalDutch, Chevron, Exxon Mobil và BP.
Có dầu mỏ là có quyền! Hàng loạt cuộc chiến tranh, khủng hoảng, sụp đổ và huy hoàng từ năm 1945 đến nay đều liên quan đên loại năng lượng này. Như “cuộc chiến 6 ngày” tàn phá Trung Đông, Liên Xô tan rã, khủng hoảng năng lượng 1973 và cả hậu chiến sự Nga – Ukraine...
Có thể bạn quan tâm