Trung Quốc khó bỏ ngay chiến lược zero- COVID

CẨM ANH 24/11/2022 04:00

Các ca nhiễm COVID-19 gia tăng, khiến Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế mà không tái áp dụng các biện pháp phong tỏa.

>>Thách thức chiến lược zero Covid của Trung Quốc trong năm 2022

Một trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Nguồn: Reuters

Một trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Nguồn: Reuters

Trong những tháng gần đây, đã có những thay đổi trong chính sách và tuyên truyền của Chính phủ Trung Quốc khi có các dấu hiệu cho thấy quốc gia này đang chuẩn bị mở cửa trở lại trong 6 đến 9 tháng tới.

Tuần trước, Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ nới lỏng các yêu cầu về kiểm dịch cũng như giảm bớt các hạn chế di chuyển, bỏ qua số ca nhiễm bệnh vẫn luôn duy trì ở mức cao trong nhiều tháng ở một số khu vực sản xuất phía Nam tỉnh Quảng Châu.

Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán, việc này sẽ mất nhiều thời gian và gây ra nhiều khó khăn khi chính quyền Trung Quốc phải cố gắng thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 có mục tiêu hơn, đồng thời kiểm soát sự lây nhiễm.

Nhà kinh tế học Natixis Gary Ng cho biết: “Những động thái gần đây của Trung Quốc có thể làm giảm bớt những lo ngại đối với chính sách kiểm soát COVID-19 của Trung Quốc. Tuy nhiên, những thay đổi này cũng chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ, trừ khi có một sự thay đổi đáng kể hơn trên phạm vi toàn quốc".

Trong vài ngày qua, số ca nhiễm mới hàng ngày ở Trung Quốc đã tăng lên hơn 28.000 ca - gần với mức cao vào tháng 4 khi quốc gia này phong tỏa nghiêm ngặt ở Thượng Hải. Các số liệu cho thấy làn sóng dịch COVID-19 mới nhất đã tấn công các thành phố phía Nam Quảng Châu, thủ đô Bắc Kinh và nhiều vùng trung tâm của Trung Quốc, buộc các quan chức địa phương phải thắt chặt các biện pháp hạn chế đối với hoạt động kinh doanh và xã hội trong tháng này. Do đó, việc xem xét bỏ chiến lược zero- Covid sẽ khó diễn ra trong ngắn hạn.

Nhà kinh tế trưởng của Macquarie, ông Larry Hu cho biết trong một báo cáo mới đây rằng Trung Quốc khó có thể đạt được mục tiêu zero COVID một lần nữa nếu thực hiện một đợt phong tỏa cứng rắn khác.

“Những gì các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể làm bây giờ là làm chậm sự lây lan của dịch bệnh, bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm soát COVID-19 trong thời điểm hiện tại", ông Hu đánh giá.

Các nhà đầu tư nước ngoài tại quốc gia này cũng tiếp tục bày tỏ sự lo lắng khi sự gia tăng các ca nhiễm vẫn có thể khiến các quan chức Trung Quốc quay trở lại với chính sách hạn chế trước đó. Ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, cho biết: "Chúng tôi không quá mừng rỡ đối với tin tức này. Bạn sẽ không biết khi nào nó sẽ tấn công bạn cũng như các đối tác kinh doanh".

>>Nhiều doanh nghiệp FDI "tháo chạy" khỏi Trung Quốc vì zero COVID

Người dân xếp hàng tại một điểm xét nghiệm Covid ở Bắc Kinh - Ảnh: Getty Images

Người dân xếp hàng tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Bắc Kinh - Ảnh: Getty Images

Bà Gita Gopinath, Phó Tổng giám đốc điều hành thứ nhất (FDMD) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Trung Quốc nên xem xét cắt giảm lãi suất và cung cấp nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính hơn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vì quốc gia này cần sự phục hồi vững chắc trong nước vào năm tới để bù đắp cho môi trường bên ngoài đang xấu đi.

Bên cạnh đó, bà Gita cũng cho rằng, Trung Quốc cũng cần “hiệu chỉnh lại” chiến lược "zero COVID" để đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở lại đúng hướng, đồng thời dựa vào cải cách thị trường để nâng cao năng suất và mang lại tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Dịch COVID-19, khủng hoảng bất động sản và nhu cầu bên ngoài đã được IMF xác định là những rủi ro lớn nhất đối với Trung Quốc vào thời điểm hiện tại. Về lâu dài, căng thẳng địa chính trị gia tăng và những hạn chế về thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là những mối đe dọa tiềm ẩn đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên, bà Gopinath chỉ ra, không giống như hầu hết các quốc gia khác, Trung Quốc không gặp vấn đề về lạm phát. “Về chính sách tài khóa, chúng tôi nhận thấy cần phải có những hỗ trợ nghiêng về việc giúp đỡ các hộ gia đình dễ bị tổn thương… bởi vì điều đó sẽ giúp khôi phục tiêu dùng cá nhân".

Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đạt mức 2,1% trong tháng 10 và 2% trong 10 tháng đầu năm 2022. Con số này thấp hơn mục tiêu hàng năm của chính phủ là 3%, một sự tương phản rõ rệt với các nền kinh tế lớn của phương Tây đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát tăng cao nhất trong 40 năm.

Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc đã chi rất nhiều cho cơ sở hạ tầng trong năm nay, nhưng họ thận trọng với việc nới lỏng tiền tệ quy mô lớn. Thay vào đó, họ đã chọn các công cụ tín dụng và cho vay lại để hỗ trợ các lĩnh vực cụ thể và cung cấp các biện pháp trợ giúp tài chính cho các nhà phát triển bất động sản và doanh nghiệp nhỏ.

Mặc dù Bắc Kinh gần đây đã nỗ lực tối ưu hóa các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, nhưng sự phục hồi kinh tế của đất nước chỉ ở mức vừa phải và chính sách zero Covid vẫn là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhỏ và người dân.

Có thể bạn quan tâm

  • Thấy gì từ chính sách “giải cứu” bất động sản tại Trung Quốc?

    Thấy gì từ chính sách “giải cứu” bất động sản tại Trung Quốc?

    10:36, 16/11/2022

  • Trung Quốc tăng cường hợp tác thương mại - tài chính với ASEAN

    Trung Quốc tăng cường hợp tác thương mại - tài chính với ASEAN

    04:55, 11/11/2022

  • Trung Quốc sắp gỡ bỏ chính sách zero- COVID?

    Trung Quốc sắp gỡ bỏ chính sách zero- COVID?

    16:25, 08/11/2022

  • Công ty đa quốc gia gặp khó bởi chính sách

    Công ty đa quốc gia gặp khó bởi chính sách "zero-covid" của Trung Quốc

    04:00, 06/11/2022

  • Trung Quốc kiểm soát thận trọng với đổi mới tài chính

    Trung Quốc kiểm soát thận trọng với đổi mới tài chính

    05:25, 05/11/2022

  • Nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc

    Nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc "ngấm đòn" vì zero- COVID

    15:16, 04/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc khó bỏ ngay chiến lược zero- COVID
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO