Trung Quốc lại “đun sôi” Biển Đông

Diendandoanhnghiep.vn Dù Trung Quốc có hành động “đun sôi” Biển Đông để hiện thực hóa tham vọng của mình thì nước này cũng không dễ đạt được mục đích của mình.

 Oanh tạc cơ H-6 trong một lần hạ cánh phi pháp xuống đảo Phú Lâm. Ảnh: CHINA DAILY

Oanh tạc cơ H-6 trong một lần hạ cánh phi pháp xuống đảo Phú Lâm. Ảnh: CHINA DAILY

Mới đây, tờ South China Morning Post, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 3/3 đưa tin quân đội nước này vừa tiến hành tập trận phối hợp đổ bộ ở khu vực Biển Đông. Thông tin được đưa ra sau khi Trung Quốc công bố đợt tập trận kéo dài 1 tháng, từ ngày 1 - 31/3 ở Biển Đông.

Theo CCTV, kịch bản diễn tập, lính Trung Quốc đổ bộ từ tàu và trực thăng, song vấp phải hỏa lực mạnh của đối phương. Lục quân sau đó điều xe tăng lên phá hủy các lô cốt của đối phương. Tàu chiến Trung Quốc còn huấn luyện khoa mục phòng không, chống tên lửa, cất hạ cánh trực thăng vào ban đêm.

Cụ thể: Quân đội Trung Quốc đã triển khai tàu đệm khí đổ bộ Type-726, xuất phát từ tàu vận tải đổ bộ loại Type-071, mang theo xe tăng chiến đấu chủ lực Type-96A cùng các binh sĩ thủy quân lục chiến được vũ trang. Kèm theo đó, phía ngoài khơi có tàu khu trục loại Type-052D, tàu hộ tống loại Type-054A, tàu hỗ trợ. Trên không thì có thêm máy bay chiến đấu Su-30 và máy bay ném bom H-6K.

Đợt diễn tập trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực eo biển Đài Loan và Biển Đông leo thang. Nó càng dấy lên những lo ngại, mối lo Trung Quốc đe dọa hạt nhân ở Biển Đông ngày càng hiện hữu.

Thực tế, mối lo về hạt nhân Trung Quốc trên Biển Đông đã được đề cập gần đây. Cụ thể, Ấn Độ từng lên tiếng lo ngại việc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương. Theo hải trình thì nhiều khả năng trước khi đến Ấn Độ Dương, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đã hoạt động tại Biển Đông.

Và cơ quan khảo cứu quốc hội Mỹ tiếp tục cập nhật báo cáo mới về sự phát triển của hải quân Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra Trung Quốc đang cấp tập tăng cường sức mạnh tàu ngầm. Cụ thể, theo báo cáo thì Bắc Kinh đang có khoảng 66 tàu ngầm các loại và sẽ tăng lên 76 chiếc vào năm 2030. Trong đó, số lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã có hơn 10 chiếc.

 

Các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc

Các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc "đi lạc" cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn km. (Nguồn: AP)

Có thể nói, Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền phi lý với hầu hết diện tích Biển Đông. Nước này còn bồi đắp, cải tạo, xây dựng tiền đồn quân sự và cho binh sĩ đồn trú trái phép trên các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bất chấp luật pháp và sự phản đối của dư luận quốc tế.

Cũng để phục vụ cho mục đích của mình, Trung Quốc đang biến Biển Đông thành một vành đai phòng thủ được triển khai cùng với vũ khí hạt nhân dựa trên chiến lược phong tỏa chống tiếp cận nhằm vào Mỹ. Để đạt mục tiêu như thế thì khả năng là Bắc Kinh tìm cách điều động tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân, máy bay ném bom H-6K… đến Biển Đông để diễn tập, thực hiện cái gọi là “trinh sát” là chuyện thường.

Dĩ nhiên, cộng đồng quốc tế có quyền lo ngại vấn đề hạt nhân và sự bành trướng của gã khổng lồ Trung Quốc là có thật. Nhưng mà, nói thẳng ra, thế giới ngày nay đâu riêng Trung Quốc có vũ khí hạt nhân. Khi một nước khơi màu tấn công hạt nhân thì hậu quả sẽ thảm khốc như thế nào. Có lẽ, Trung Quốc cũng ý thức được điều đó.

Với tư cách là nước trong vùng ảnh hưởng nặng nề bởi “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định: “Các cuộc tập trận của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa “vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, gây phức tạp tình hình, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.

Đúng là, Trung Quốc không bao giờ muốn có sự hiện diện quân sự của phương Tây ở khu vực. Nhưng dưới góc nhìn của các nước phương Tây có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông thì sao? Tất nhiên họ sẽ không dễ dàng để cho Trung Quốc thích làm gì thì làm ở khu vực “cửa ngõ hàng hải quốc tế”.

Mới đây, Đức công khai thông báo rằng một tàu hộ vệ của Berlin sẽ lên đường đến châu Á vào tháng 8 và sẽ trở thành tàu chiến đầu tiên của Đức đi qua Biển Đông kể từ năm 2002. Như vậy, Đức trở thành quốc gia thứ 2 trong Liên minh châu Âu (EU), sau Pháp, đã vạch ra tầm nhìn chính thức về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi đưa ra những hướng dẫn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hồi tháng 9/2020.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Washington hoan nghênh quyết định của Berlin. Chúng tôi hoan nghênh sự ủng hộ của Đức đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Cộng đồng quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì một trật tự hàng hải rộng mở”.

Song song, Chính quyền Tổng thống Joe Biden được cho đã triển khai 75 lượt trinh sát cơ hoạt động trên Biển Đông trong tháng 2, tần suất dày đặc chưa từng thấy. Đồng thời, kêu gọi thành lập một mặt trận đa phương để chống lại sự quyết liệt của Trung Quốc ở khu vực. Anh, Úc và Nhật Bản được nói là đang lên kế hoạch tập trận trên Thái Bình Dương vào cuối năm nay.

Từ thực tiễn trên cho thấy, dù Trung Quốc có hành động “đun sôi” Biển Đông để hiện thực hóa tham vọng của mình thì nước này cũng không dễ đạt được mục đích của mình. Bởi vì, không chỉ các nước trong khu vực đề phòng, cẩn trọng với gã “hàng xóm khổng lồ”. Mà nhiều quốc gia, cường quốc khác cũng thấy được tầm quan trọng của Biển Đông, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đối với sự ổn định toàn cầu và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc lại “đun sôi” Biển Đông tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714083553 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714083553 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10