Thư ký Quốc phòng Australia Greg Moriarty cho biết, ông “đặc biệt lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo đá nhân tạo ở Biển Đông”.
Trung Quốc đã tiến hành cải tạo các rạn san hô và đảo nhỏ mà nước này chiếm đóng (trái phép) ở vùng phía nam của Biển Đông kể từ năm 2015, biến các thực thể này thành đảo nhân tạo.
Theo tổ chức nghiên cứu mang tên Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ, Trung Quốc cũng đã xây các đường băng và cơ sở quân sự trên các đảo này, triển khai súng phòng không và các loại vũ khí khác.
Các động thái này của Bắc Kinh làm dấy lên mối lo ngại ở các đối thủ của Trung Quốc trên Biển Đông như Philippines… Các nước trong khu vực lo ngại việc Trung Quốc củng cố thế trận quân sự ở đây sẽ giúp họ tấn công các chiến đấu cơ hoặc bắn hạ các tên lửa.
Bình luận về động thái này, Thư ký Quốc phòng Greg Moriarty (Úc) cho rằng Trung Quốc đang hành xử theo cách “gây rối loạn” và làm phức tạp môi trường an ninh khi xây dựng, quân sự hóa các đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông.
Theo ông Greg Moriarty, với tư cách là cường quốc mới nổi, việc Trung Quốc tìm cách gây ảnh hưởng đến khu vực là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Thế nhưng, hành xử như vậy gây mâu thuẫn với các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, Thư ký Quốc phòng Australia cho rằng, hoàn toàn chính đáng khi người dân Australia và cộng đồng an ninh quan ngại về các yếu tố liên quan cách thức Trung Quốc khẳng định những lợi ích đó.
“Hành động của Trung Quốc làm phức tạp môi trường an ninh khu vực. Nó đưa Trung Quốc vào xung đột với các bên tranh chấp khác và việc quân sự hóa đảo nhân tạo cho thấy Trung Quốc không sẵn sàng đàm phán và vẫn khẳng định quyền lợi của họ với những thực thể đó. Những hành động này đáng lo ngại", ông Greg Moriarty nói.
Trước đó, ngày 8/12, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cũng đã đã gọi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự và kinh tế số 1 ở châu Á. "Trung Quốc tiếp tục vừa là thị trường tiềm năng lớn nhất, vừa là mối đe dọa quân sự và kinh tế hàng đầu tại khu vực", ông Ross nói tại Hội nghị thượng đỉnh châu Á của Viện Milken.
Theo ông Ross, doanh nghiệp Trung Quốc "chiếm phần lớn" danh sách đen thương của Mỹ - danh sách lập ra nhằm giới hạn tiếp cận các nhà cung cấp của Mỹ đối với các doanh nghiệp ngoại bị xem là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Mỹ áp thuế chống phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm bị nghi ngờ được bán với mức giá quá thấp, gây ra cạnh tranh thiếu công bằng. Tập đoàn viễn thông Huawei cũng nằm trong số doanh nghiệp Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen thương mại của Mỹ. "Nay Trung Quốc đã tuyên bố hồi phục sau đại dịch, chúng tôi hi vọng họ vì thế sẽ đáp ứng mục tiêu trong vòng hai năm của thỏa thuận giai đoạn 1", Bộ trưởng Thương mại Mỹ tuyên bố.
Có thể bạn quan tâm
16:22, 18/12/2020
14:16, 18/12/2020
09:04, 17/12/2020
10:26, 16/12/2020
05:01, 16/12/2020
09:40, 15/12/2020
05:00, 15/12/2020
04:00, 11/12/2020