Trung Quốc sẽ biến năng lượng thành...vũ khí chiến lược?

Diendandoanhnghiep.vn Từ năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 103 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhiều hơn Mỹ 44,1 tỷ USD, chiếm 36% toàn cầu.

năng lượng tái tạo mới của Trung Quốc là một trong những nỗ lực nhằm giảm bớt quốc gia đông dân nhất thế giới, phụ thuộc vào than đá và chống ô nhiễm.

Phát triển năng lượng tái tạo mới là một trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào than đá và chống ô nhiễm.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Từ chỗ là một quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt…, đến nay, Trung Quốc đã từng bước đa dạng hóa nguồn cung cấp điện năng thông qua việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Lĩnh vực này cũng là trung tâm của kế hoạch hiện đại hóa công nghiệp “Made in China 2025” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm tìm cách đưa Bắc Kinh trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao.

Mặc dù than đá vẫn chiếm phần chủ yếu trong tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc, song quốc gia này đang nỗ lực đóng cửa các mỏ than và đặt ra những hạn chế mới trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than. Tháng 1/2017, lần đầu tiên trong lịch sử Ủy ban Năng lượng Quốc gia Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu bắt buộc trong việc giảm lượng than tiêu thụ. 

Cơ quan này cũng đặt mục tiêu tăng nguồn năng lượng thay thế lên mức tương đương 15% tổng nhu cầu sử dụng năng lượng vào năm 2020 và giảm tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch xuống 20% vào năm 2030.

Hiện nay, Trung Quốc được xem là quốc gia đang dẫn đầu về sản xuất năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời. Tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc đang sở hữu 6 trong số 10 công ty sản xuất các mô-đun năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. 

Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năm 2018, các công ty này đã lắp đặt một nửa tổng công suất điện mặt trời trên toàn thế giới, đồng thời giúp Trung Quốc vẫn vượt xa các đối thủ khi Mỹ mới chỉ tăng thêm khoảng 10,5 GW trong cùng năm.

Các chính sách hỗ trợ thuế và cam kết đảm bảo mua lại năng lượng tái tạo đã giúp nhân rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo ở Trung Quốc. Đáng chú ý, Bắc Kinh đã ưu tiên đầu tư vào năng lượng mặt trời vì loại hình năng lượng này cho phép trực tiếp giải quyết các vấn đề đang được xem là vấn nạn như ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng, và đi cùng với đó là các lợi ích liên quan như tài chính hay môi trường.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh đã tập trung đầu tư phát triển các công nghệ, sản phẩm năng lượng tái tạo. Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc về năng lượng tái tạo, bắt đầu từ năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 103 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhiều hơn Mỹ 44,1 tỷ USD, tương đương 36% toàn cầu

Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ XIII (2016 - 2020), Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 360 tỷ USD vào năng lượng tái tạo. Có thể thấy, trên thực tế, việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung năng lượng không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân Trung Quốc. 

Nhờ những chính sách hiệu quả và hướng đi hợp lý, ngành năng lượng sạch của Trung Quốc  đang phát triển mạnh mẽ, đưa ngành năng lượng phát triển theo hướng bền vững, giảm thiểu ô nhiễm và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Những khoản đầu tư trên cũng được dự báo sẽ tạo ra khoảng 10 triệu việc làm. Trung Quốc hiện có 3,5 triệu việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Hiện nay, Trung Quốc đang trở thành quốc gia đứng đầu thế giới trong đầu tư, sản xuất, khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối.

Tham vọng bá chủ

Trung Quốc đang tận dụng sự phát triển năng lượng tái tạo để gia tăng tầm ảnh hưởng toàn cầu trong khi sự ảnh hưởng của các nhà xuất khẩu dầu lớn như Nga và các nước Trung Đông đang ngày một suy giảm. 

Với vị trí quốc gia đứng đầu về sản lượng năng lượng tái tạo cũng như các công nghệ liên quan, Bắc Kinh giờ đây đang có ảnh hưởng lớn mà các quốc gia khác đang cần phải đề phòng. Họ có thể sử dụng năng lượng như một "vũ khí mới" để thay đổi mô hình thương mại và phát triển các liên minh mới.

Đồng thời, điều này cũng có thể châm ngòi cho sự bất ổn ở một số quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ.

Trung Quốc có thể biến năng lượng tái tạo thành

Trung Quốc có thể biến năng lượng tái tạo thành "vũ khí" chiến lược?

Chuyên gia năng lượng Wang Bohua thuộc Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế IRENA đánh giá, cho dù đó là năng lượng mặt trời hay năng lượng gió, năng lượng thủy triều hay nhà máy thủy điện, hầu hết các quốc gia đều có tiềm năng tự phát triển một số năng lượng sạch. 

Dó đó, trong tương lai có khả năng nhiều quốc gia phải nhập khẩu phần lớn năng lượng tái tạo hoặc công nghệ để có thể tự tạo ra sức mạnh của mình để nhằm cải thiện cán cân thương mại và giảm mức độ dễ bị tổn thương trước những biến động của giá dầu mỏ, hiện đang phụ thuộc nhiều vào những ảnh hưởng địa chính trị. 

Ngành công nghiệp tái tạo của Trung Quốc đang thiết lập sự thống trị về công nghệ để phù hợp với thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, với những hạn chế về công nghệ, cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ Úc, hoặc các quốc gia giàu khoáng sản như Bôlivia, Cộng hòa Dân chủ Congo... Trung Quốc hoàn toàn có thể dễ dàng đánh mất ngôi vương toàn cầu. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc sẽ biến năng lượng thành...vũ khí chiến lược? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714923496 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714923496 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10