TS Vũ Tiến Lộc: Dòng chảy pháp luật kinh doanh cần "hiền hòa như dòng sông chở nặng phù sa"

Diendandoanhnghiep.vn TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI khẳng định hành trình phải tiếp tục đơn giản hóa bãi bỏ điều kiện kinh doanh vẫn cần tiếp tục dù vô cùng gian nan và dư địa cải cách còn lớn.

Hôm nay (25/12), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hội thảo công bố báo cáo "Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2019".TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đã ví von dòng chảy pháp luật kinh doanh như dòng sông thể chế.

“Chúng ta mong rằng dòng sông thể chế sẽ là dòng sông hiền hòa, chở đầy nước ngọt phù sa. Tôi cũng mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng dòng sông thể chế, để dòng sông này góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội”, Chủ tịch VCCI nói.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Đồng thời, theo Chủ tịch VCCI, dòng sông thể chế phải thực hiện được nhiệm vụ cuốn phăng mọi rào cản.

“Chúng ta nói rằng dư địa của cải cách là thể chế là cải cách môi trường kinh doanh. Trong những năm qua nói nhiều đến cải cách nhưng môi trường kinh doanh chỉ xếp ở vị trí trung bình trên thế giới. Do đó, cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thể chế sẽ khơi thông mọi nguồn lực”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, điểm nhấn quan trọng của cải cách thể chế tạo nên dòng chảy cho pháp luật kinh doanh những năm qua là ban hành Hiến pháp 2013 thay thế Hiến pháp 1992.

"Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.” Đến Hiến pháp 2013, điều này được đổi thành: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Sự thay đổi này có ý nghĩa chuyển từ cơ chế “chọn cho” sang “chọn bỏ”. Theo Hiến pháp 1992, pháp luật cho phép lĩnh vực nào thì người dân mới được quyền kinh doanh lĩnh vực đó, còn Hiến pháp 2013 có nghĩa là pháp luật chỉ quy định những lĩnh vực bị cấm, bị hạn chế, còn lại thì người dân được tự do kinh doanh. Tinh thần chuyển từ “chọn cho” sang “chọn bỏ” của Hiến pháp đã được cụ thể hoá trong rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, theo đó, các văn bản chỉ liệt kê những hoạt động mà doanh nghiệp bị cấm kinh doanh, chứ không còn liệt kê những hoạt động mà doanh nghiệp được kinh doanh", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, trong 5 năm trở lại đây đã có 2 đợt sóng lớn trong dòng sông cải cách.

“Năm 2016 nghi nhận đợt cải cách đầu tiên với việc xóa bỏ hàng ngàn giấy phép con. Đến năm 2018, theo đề nghị của VCCI và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Chính phủ đã quyết liệt trong việc yêu cầu bộ ngành cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành. Tại đợt cải cách này con số cắt bỏ dự kiến đạt được trên 50% số thủ tục hành chính và thủ tục kiểm tra chuyên ngành”, Chủ tịch VCCI nói.

Nhìn lại kết quả cải cách của năm 2019, Chủ tịch VCCI khẳng định quá trình đơn giản hóa bãi bỏ điều kiện kinh doanh vẫn cần tiếp tục dù vô cùng gian nan.

“Nếu so sánh với thế giới thì thủ tục hành chính của ta vẫn còn phiền hà. Ngành thuế được xem là lĩnh vực có nhiều điểm sáng trong cải cách nhưng so với các nước ASEAN thời gian nộp thuế của chúng ta vẫn dài gấp đôi”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Hội thảo công bố báo cáo

Hội thảo công bố báo cáo "Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2019" thu hút sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia doanh nghiệp.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh trong năm 2019 lặng lẽ hơn. Chỉ có Bộ Công Thương và Bộ Y tế tiếp tục soạn thảo Nghị định về cắt giảm điều kiện kinh doanh trong năm 2019.

Hướng về năm 2020, Chủ tịch VCCI kỳ vọng trong năm 2020 sẽ có đợt sóng thứ 3 trong cải cách và đơn giản hóa điều kiện kinh doanh.

Về báo cáo "Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2019" được VCCI công bố hôm nay, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh báo cáo đã điểm lại nhiều vấn đề cần lưu ý trong quá trình xây dựng chính sách.

“Nhiều văn bản chưa đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp. Trong đó có Thông tư 02 về Danh mục thức ăn chăn nuôi theo tập quán là điển hình khá rõ bởi thông tư này tạo ra bó buộc trong chủ thể tạo ra kinh doanh”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, vẫn còn tình trạng khai sinh thêm giấy phép con. Năm 2018 hàng trăm điều kiện kinh doanh được bãi bỏ và đơn giản hóa, nhưng quá trình kiểm soát các điều kiện kinh doanh vẫn còn nới lỏng. Mâu thuẫn chồng chéo trong hệ thống pháp luật về kinh doanh có cải thiện nhưng vẫn còn.

"Cùng một vấn đề nhưng có thể có đến 3 hay 4 con đường được vẽ ra theo cách khác nhau theo quy định của pháp luật. Đáng nói khi doanh nghiệp hỏi mình phải đi theo con đường nào thì bộ ngành chỉ trả lời làm theo quy định của pháp luật.

Về thủ tục đăng ký đầu tư, Chủ tịch VCCI cho rằng dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều trở ngại. Đối với dự án đầu tư lớn, doanh nghiệp phải mất từ 2 hay 3 năm mới làm xong thủ tục đầu tư và rồi mất 2 năm làm sản phẩm. Nhưng khi sản phẩm tiếp cận với thị trường thì cơ hội đã biến mất”, Chủ tịch VCCI cho biết.

Đồng thời, Chủ tịch VCCI cũng cho biết qua rà soát, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã gửi tới Thủ tướng Chính phủ báo cáo nhanh về sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật thuộc những lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, nhà ở, kinh doanh bất động sản và đấu thầu vừa được ghi nhận.

Cụ thể, có tới 20 sự chồng chéo lớn cần được sửa đổi tránh những rủi ro cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, có khả năng phát sinh các nhũng nhiễu tiêu cực trong thực hiện dự án.

Từ đó, Chủ tịch VCCI cho rằng việc tập trung giải quyết những vướng mắc trong cải cách thể chế sẽ là trọng tâm cho cải cách ở nước ta.

“Để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống các quy định pháp luật cần các đợt rà soát tổng thể. Đồng thời, ở mỗi giai đoạn cần xác định rõ các chính sách nào sẽ được sửa. Thêm vào đó, các cơ quan có vai trò gác cửa như Bộ Tư pháp cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc rà soát các chính sách pháp luật sắp được ban hành”, Chủ tịch VCCI khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TS Vũ Tiến Lộc: Dòng chảy pháp luật kinh doanh cần "hiền hòa như dòng sông chở nặng phù sa" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710844481 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710844481 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10