Câu chuyện khởi nghiệp thành công của ứng dụng Spotify

Diendandoanhnghiep.vn Với hơn 150 triệu người dùng, Spotify là một hình mẫu cho khái niệm “startup kì lân” thời kì mới.

Tháng 12/2020, cổ phiếu của Spotify đạt mức tăng trưởng kỉ lục: 12,6% - giúp nâng giá trị công ty lên mức 60,8 tỷ USD khi bắt đầu năm 2021. Với hơn 150 triệu người dùng, Spotify là một hình mẫu cho khái niệm “startup kì lân” thời kì mới.

Đằng sau mọi câu chuyện khởi nghiệp thành công đều đi kèm những bài học. Sau đây là 5 điều chúng ta có thể học được từ hành trình phi thường của Daniel Ek - nhà sáng lập và CEO của Spotify.

Tháng 12/2020, cổ phiếu của Spotify đạt mức tăng trưởng kỉ lục

Cổ phiếu của Spotify đạt mức tăng trưởng kỉ lục trong tháng 12/2020

1. Tạo điều kiện cho người dùng sử dụng dịch vụ hợp pháp

Napster từng là “đế chế” cùa hàng triệu người nghe nhạc “lậu” vào năm 2002. Khi công ty sụp đổ, Ek nhìn ra một cơ hội to lớn: chuyển nhóm người dùng “lậu” thành nhóm khách hàng “chân chính”. 

Ông tự hỏi: “Nếu người ta có thể ‘vượt rào’ để nghe nhạc không bản quyền, thì liệu họ có sẵn lòng trả một khoản phí nhỏ để nghe bất kì bài nhạc nào họ muốn một cách ‘quang minh chính đại’ hay không?”

Napster từng là “đế chế” cùa hàng triệu người nghe nhạc “lậu”

Năm 2002, Napster từng là “đế chế” cùa hàng triệu người nghe nhạc “lậu”

Ý tưởng của Ek là chuyển đổi một bộ phận người dùng “lậu” sang sử dụng dịch vụ hợp pháp, nơi có thể trả thù lao cho các nghệ sĩ. Và băn khoăn của ông đã có lời giải khi Spotify sở hữu hơn 70 triệu người dùng ngày nay. Các công ty khởi nghiệp có thể xem đây là động lực để phát triển các sản phẩm và dịch vụ giúp người dùng tiếp cận các nội dung hợp pháp mà không phải mang tiếng “dùng chùa”.

2. Hợp tác là chìa khoá thành công

Dưới sự thống trị của Napster, ngành công nghiệp âm nhạc không có nhiều đất sống. Các hãng đĩa xem các bài nhạc kĩ thuật số bị chia sẻ bất hợp pháp là một mối đe doạ tới doanh thu của họ. Nhưng Ek lại tin rằng đây là tương lai của nền âm nhạc thế giới. Bằng cách chỉ ra cho giới nghệ sĩ thấy được một nguồn doanh thu tiềm năng từ việc bán nhạc trên mạng (không khác gì so với doanh thu qua radio), Ek đã biến các hãng đĩa trở thành đối tác thay vì đối thủ.

Rât nhiều startup tận dụng cơ hội từ các thách thức với mô hình tương đồng (ví dụ như Netflix, Wikipedia hay Skype). Một trong các ví dụ nổi tiếng “biến thù thành bạn” là Wealthsimple, một nền tảng tư vấn tập trung vào các sản phẩm cho người về hưu. Mike Katchen, nhà sáng lập của Wealthsimple, nhận được một khoảng đầu tư lớn từ công ty đối thủ đang chiếm lĩnh thị trường, qua đó hình thành một mối quan hệ chiến lược giúp phát triển công ty.

3. Đã “chơi” là phải “lớn”

Sẽ không ai đầu tư cho bạn nếu bạn không chứng minh mình “đủ sức.” Nếu có một tuyển tập bí kíp cho người khởi nghiệp, một trong số các lời khuyên sẽ là: đừng “xin tiền” nếu bạn không tự “bỏ tiền”.

Ek mất vài năm đầu để có số tiền đầu tư đầu tiên từ Thuỵ Điển, và thêm vài năm sau đó để triển khai dịch vụ tại Mỹ. Ek và cộng sự đã tự chi trả rất nhiều tiền để mở rộng kết nối và có cơ sở thu hút nhà đầu tư thông qua doanh số hay tốc độ tăng trưởng.

Vậy nên trước khi gặp gỡ nhà đầu tư, hãy ghi nhớ hai điều. Thứ nhất, đừng yêu cầu họ cam kết khi chính bạn chưa hết mình. Thứ hai, hãy để số liệu lên tiếng thay vì lời hứa hẹn.

4. Chỉ mở rộng khi nền tảng đủ tốt

Startup nào cũng muốn công ty mình lớn mạnh và mang tầm cỡ toàn cầu. Nhưng trước khi đạt được điều đó, hãy đảm bảo bạn đã có một mô hình bền vững và đủ sức nhân rộng. Từ đây đến lúc đó, hãy tập trung vào “rượu” trước khi mua “bình mới”. Thị trường cần phải đón nhận sản phẩm của bạn trước khi bạn nghĩ đến những tương lai xa hơn.

Trên bức tranh lợi nhuận, hãy hướng đến thời điểm mà bạn có thể tăng doanh thu mà chi phí thu hút khách hàng mới giảm đi. Từ thời điểm này, khi mà mỗi khách hàng mới đều có tiềm năng mang lại lợi nhuận, bạn có thể nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh. Để làm được điều đó, hãy tìm các kênh mà bạn có thể tiếp cận khách hàng với chi phí thấp, cùng lúc đó tìm cách gia tăng giá trị mang lại cho khách hàng.

Spotify chỉ tìm đến nước Mỹ khi đã có nền tảng vững chắc ở Thuỵ Điển. Họ đã tránh được cái bẫy thường gặp của các startup khi cố gắng tăng trưởng nhanh chóng mà sản phẩm chưa thật sự sẵn sàng. Điều đó vô tình khiến kinh doanh bấp bênh hơn mà lợi nhuận lại không được đảm bảo.

5. Chỉ những kẻ “linh hoạt” sống sót

Hãy nhớ lại thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin, và nghĩ sâu hơn một chút. Những loài sóng sót không phải là loài mạnh nhất, mà là loài phù hợp nhất, những loài có thể thích ứng và trở thành một phần của hệ sinh thái chung.

Hệ thống cốt lõi của Spotify ban đầu dựa trên kết nối mạng ngang hàng giống Napster, nhưng từ năm 2014 (7 năm sau khi thành lập), nền tảng công nghệ thông tin của công ty chuyển đổi sang mô hình máy khách/máy chủ. Không nói tới khía cạnh chuyên môn, ở đây chúng ta thấy rằng Ek đã mạnh dạn thay đổi những gì được xem là cốt lõi, “xương sống” của công ty để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Đó cũng là điều mà người dùng quan tâm: không cần biết bạn làm gì, chỉ cần biết bạn đang làm tốt.

Và dù bạn đang hướng đến mục tiêu gì khi khởi nghiệp, đây sẽ luôn là 5 bài học quý giá để tham khảo và hiểu được mấu chốt thành công sau chặng đường phát triển đế chế Spotify của Daniel Ek.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Câu chuyện khởi nghiệp thành công của ứng dụng Spotify tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714027792 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714027792 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10