Thực tập sinh Việt Nam đi Nhật Bản: Bộn bề trăm nỗi…

Diendandoanhnghiep.vn Ít nhất có khoảng 50.000 người Việt Nam dự định đi làm thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản đang rơi vào tình trạng “đường đi dang dở, ở lại không xong”.

“Đi cũng dở, ở lại không xong” …

Trên thực tế, Nhật Bản bắt đầu hạn chế nhập cảnh của người nước ngoài vào tháng 3 năm 2020 khi đại dịch COVID-19 đang lan rộng khắp thế giới. Chính phủ nước này gần đây đã tái áp đặt và gia hạn lệnh cấm nhập cảnh, vài ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ định chủng coronavirus Omicron là "một biến thể đáng lo ngại”.

Ít nhất có khoảng 50.000 người Việt Nam dự định đi làm thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, đã bị mắc kẹt ở quê nhà.

Ít nhất có khoảng 50.000 người Việt Nam dự định đi làm thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, đã bị mắc kẹt ở quê nhà.

Theo tờ báo Kyodonews cho biết, chính sách này sẽ có hiệu lực ít nhất cho đến cuối tháng 2 năm nay, đã khiến cho khoảng 140.000 người từng hy vọng bắt đầu du học Nhật Bản không thể nhận chỗ.

Mặc dù, bối cảnh quốc tế đều lên tiếng chỉ trích và quan ngại rằng, việc kiểm soát biên giới nghiêm ngặt của nước này là không hợp lý và có thể dẫn đến phân biệt đối xử với người nước ngoài, song chính phủ Nhật Bản dường như không có sự thay đổi.

Một số sinh viên người nước ngoài tiếp tục chờ đợi sự chấp thuận để nhập cảnh, trong khi một số người khác đã từ bỏ, một số khác đã thay đổi điểm đến của họ sang các quốc gia khác như Hàn Quốc.

Riêng tại Việt Nam, ít nhất có khoảng 50.000 người Việt Nam dự định đi làm thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, đã bị mắc kẹt ở quê nhà trong khoảng hai năm qua. Những người này đang rơi vào tình trạng “đi cũng dở, ở lại không xong”.

Không có khả năng tiếp cận Nhật Bản, không có tiền lương, trong khi trên vai còn có các khoản vay để trang trải cho việc du học, sự thất vọng đã tăng lên đến đỉnh điểm trong các thực tập sinh.

Những giấc mơ học tập và làm việc tại Nhật Bản đang dang dở...

Những giấc mơ học tập và làm việc tại Nhật Bản đang dang dở...

Anh Nguyễn Thế Huynh, sống tại Hải Phòng, Việt Nam đã dự kiến sẽ bắt đầu thực tập tại một nhà máy chế biến máy ở tỉnh Chiba của Nhật Bản vào tháng 10 năm 2020. Nhưng, đứng trước các chính sách hạn chế nhập cảnh của Nhật Bản từ tháng 3 năm 2020 cho đến chính sách biên giới hiện hành của chính phủ Nhật Bản, anh đã không thể nhập cư.

Điều này đã khiến anh bị “hụt hẫng và thất vọng”. Những chính sách của đất nước mặt trời mọc đã khiến tương lai của anh bị bao phủ một màu u ám khi số tiền vay ngân hàng để chi trả cho công cuộc “thay đổi tương lai” lên đến hàng trăm triệu đồng. Kể cả khi chưa thể đi, nhưng tiền vay thì đã phải trả…

Tương tự anh Huynh, chị Phạm Thùy Linh người Hải Dương đang có kế hoạch theo học đại học tại Nhật Bản đã thất vọng bày tỏ: "Gia đình tôi rất lo, không biết tôi có tới Nhật được không".

Chính sách “tổn nhân bất lợi kỷ”…

Có thể nói, theo chính sách biên giới hiện hành của Nhật Bản, người nước ngoài không cư trú không thể nhập cảnh vào Nhật Bản trừ khi họ thuộc "trường hợp ngoại lệ đặc biệt". Đây là một trong những chính sách đang bị chỉ nặng nề, bao gồm cả WHO, tổ chức này đã thúc giục các quốc gia thành viên dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm đi lại quốc tế vào giữa tháng Giêng, và cho rằng chúng không cung cấp "giá trị gia tăng".

Chính sách biên giới hiện hành của Nhật Bản đang bị chỉ trích nặng nề.

Chính sách biên giới hiện hành của Nhật Bản đang bị chỉ trích nặng nề.

Davide Rossi, người điều hành một công ty có trụ sở tại Tokyo để hỗ trợ sinh viên nước ngoài học tập tại Nhật Bản, đã lên án các chính sách "tiêu chuẩn kép" của Nhật Bản là "hoàn toàn không công bằng" và "khá vô nghĩa".

Bên cạnh đó, cũng có nhiều chỉ trích từ các doanh nghiệp Nhật Bản, họ lo ngại rằng những bước đi như vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước này về lâu dài do làm giảm lượng lao động nước ngoài và các nhà nghiên cứu tài năng. Điều đó có thể đẩy nhanh tình trạng thiếu lao động kinh niên của đất nước và dẫn đến sự suy giảm sức mạnh quốc gia.

Hiroshi MikitaniChủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Nhật Bản Rakuten.

Hiroshi Mikitani, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Nhật Bản Rakuten.

“Các bước kiểm soát biên giới "ngu ngốc" đã khiến tôi nhớ đến chính sách cô lập trong Kỷ nguyên Edo từ đầu thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19”, Hiroshi Mikitani, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Nhật Bản Rakuten cho biết.

Một quan chức cấp cao của một tổ chức quản lý ở tỉnh Chiba, người làm trung gian giữa thực tập sinh và người sử dụng lao động cho biết: “Chúng tôi đang thấy sự thiếu hụt lao động trong mọi lĩnh vực vì những lỗ hổng do thực tập sinh trở về nước vẫn chưa được lấp đầy”.

Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam vào tháng Giêng đã tiến hành nới lỏng đáng kể các hạn chế đối với người nước ngoài đến, bao gồm việc rút ngắn thời gian cách ly xuống còn ba ngày sau khi nhập cảnh vào Việt Nam. Và hiện đã có những chuyến bay thường xuyên giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Nhưng, mọi thứ vẫn chỉ đi theo một chiều, và điều đó đang khiến các thực tập sinh Việt Nam thất vọng cùng cực, trong khi cũng làm tổn hại lớn đến nhà tuyển dụng Nhật Bản vốn phụ thuộc vào lao động nước ngoài, đặc biệt là các thực tập sinh Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thực tập sinh Việt Nam đi Nhật Bản: Bộn bề trăm nỗi… tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711719641 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711719641 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10