Tù tại gia - kiểm soát cách nào?

Hồng Hương 14/11/2018 11:52

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP. HCM) cho rằng đó là đề xuất nhân văn, nhưng sẽ khó kiểm soát và dễ phát sinh chuyện “cung – cầu”.

Thưa bà, trước đề xuất về tù tại gia của một số phạm nhân với mức án nhẹ nhằm giảm quá tải cho trại giam. Xin bà cho biết ý kiến của mình?

ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP. HCM)

ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP. HCM)

Tôi thấy đây là một đề xuất cũng đáng chú ý bởi đặt trong hoàn cảnh như hiện nay các nhà giam của chúng ta luôn trong tình trạng quá tải, nó cũng phù hợp với hiến pháp 2013 đó là đề cao quyền con người để việc cải tạo giúp phạm nhân thực sự nhìn được lỗi lầm của mình, sau đó tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng, để áp dụng được đề xuất này có lẽ chúng ta cần có lộ trình và cần nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng, đặc biệt cần tham khảo tại một số quốc gia đã triển khai. Chúng ta cần xem xét về tỷ lệ dành cho đối tượng này như thế nào bởi nếu không sẽ tạo kẽ hở cho những người phạm tội thoát án tù đồng thời dễ nảy sinh các vấn đề tiêu cực.

Nếu chúng ta không có quy định rõ ràng trường hợp nào áp dụng tù tại gia và trường hợp nào không. Tù tại gia có nhiều điểm tương tự với án treo, như vậy làm cách nào để không có nhầm lẫn giữa hai loại trên. Bởi đối với án treo hoặc tù trong trại giam thì trong bộ luật hình sự đã có mức phạt rõ ràng, cụ thể. Do đó, với loại hình tù tại gia này chúng ta cũng cần có những nghiên cứu hết sức thận trọng.

Từ lâu rồi chúng ta đã áp dụng mức án treo, vậy theo bà giữa án treo và tù tại gia có điểm gì giống và khác nhau?

Chính vì vây tôi đã có những băn khoăn, nhìn ở khía cạnh công nghệ từ các nước khi các tù nhân không ở trong trại giam sẽ được gắn con chip hoặc các phương tiện theo dõi, không được đi ra khỏi phạm vi cho phép (không khác án treo), tuy nhiên ở trường hợp này thì có áp dụng công nghệ đó là gắn con chip. Đây chính là điểm khác giữa 2 hình thức này.

Vậy, thưa bà có nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại, liệu rằng có việc chạy án để giảm tình tiết phạm tội để hưởng loại hình tù tại gia?

Rõ ràng ai cũng thấy như vậy. Nếu như ở trong tù, cách ly xã hội là hình thức trừng phạt nặng hơn nhiều so với hình thức phạt tù tại gia, phạm nhân được ở trong nhà, gặp gỡ người thân với điều kiện sinh hoạt tốt hơn nhiều so với ở trong tù, nên sẽ dễ nảy sinh chuyện “có cung có cầu”. Do đó, cần có hình thức quản lý chặt sẽ.

Tôi nghĩ, tốt nhất chúng ta cần giáo dục để không phạm tội, bởi khi đã phạm tội rồi nhiều người mới tỏ ra ăn năn hối lỗi và đó là hình thức trừng phạt đỡ nghiêm khắc nhất.

Tuy nhiên, theo đà phát triển của xã hội, theo quyền con người và tiệm cận với xu hướng phát triển của thế giới thì đây là một đề xuất rất đáng chú ý, cũng có thể khả thi.

Tôi cho rằng, mục tiêu cao nhất chúng ta cần giáo dục để không phạm tội. Và đối với những phạm nhân phạm tội phải ở tù, cũng mong rằng tại các trại giam cũng cần đáp ứng được những yêu cầu tối thiếu, không nên đày đọa quá để phạm nhân có cơ hội ăn năn hối lỗi và tái hòa nhập với cộng đồng. Hiện nay, tôi rất băn khoăn về chất lượng y tế tại các trại giam.

Xin cảm ơn bà.

Có thể bạn quan tâm

  • Phòng chống tội phạm, tham nhũng: Đừng để người dân bất an!

    Phòng chống tội phạm, tham nhũng: Đừng để người dân bất an!

    05:47, 13/11/2018

  • Đề nghị không đặc xá tội phạm ma túy, đánh bạc

    Đề nghị không đặc xá tội phạm ma túy, đánh bạc

    15:06, 07/11/2018

  • Xử lý tội phạm trên không gian mạng cách nào?

    Xử lý tội phạm trên không gian mạng cách nào?

    10:15, 31/10/2018

  • 11.700 tội phạm truy nã đang

    11.700 tội phạm truy nã đang "nhởn nhơ" ngoài vòng pháp luật

    17:05, 30/10/2018

Trước đó, tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã đề nghị nghiên cứu hình thức "tù tại gia" để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đã đồng tình với đề xuất của Tổng kiểm toán Nhà nước. Theo bà, đây là hướng nghiên cứu cần thiết, một số nước đã áp dụng gắn chip theo dõi phạm nhân được quản lý tại nhà.

Tuy nhiên, ĐB Tạ Minh Tâm đã cho rằng quy định của dự thảo Luật phải có bước đi phù hợp đảm bảo khả năng đáp ứng của Nhà nước.

"Tôi thống nhất quy định phạm nhân được quyền hưởng các quyền khác của công dân, nhưng đề nghị ban soạn thảo viết lại cho chặt chẽ, để tránh khi luật có hiệu lực sẽ bị diễn dịch theo hướng khó cho công tác thi hành án hình sự và phòng, chống tội phạm", ông Tâm nêu quan điểm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tù tại gia - kiểm soát cách nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO