Từ vụ truy thu thuế Coca-Cola: Đã đến lúc chống chuyển giá, né thuế triệt để (Bài 2)

Diendandoanhnghiep.vn Ngoài Coca-Cola VN, Heineken VN, Unilever VN, Pepsi VN... đều là doanh nghiệp dính nghi vấn chuyển giá, né thuế hoặc đang bị truy thu thuế tại Việt Nam...

Một doanh nghiệp cùng ngành của Coca-Cola Việt Nam là Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken VN (gọi tắt là Heineken VN), cuối năm 2019 cũng đã đóng 917,2 tỉ đồng tiền thuế vào ngân sách, gồm gần 823 tỉ đồng thuế chuyển nhượng và tiền chậm nộp, sau khi cơ quan thuế ban hành kết luận thanh tra và quyết định thu thuế đối với thương vụ chuyển nhượng vốn của Công ty Heineken Hà Nội.

Heineken VN cũng bị cơ quan Thuế ra quyết định thu thuế chuyển nhượng và tiền chậm nộp của giao dịch chuyển nhượng vốn

Heineken VN cũng bị cơ quan Thuế ra quyết định thu thuế chuyển nhượng và tiền chậm nộp của giao dịch chuyển nhượng vốn

Đây là khoản truy thu từ thương vụ Công ty Heineken Asia Pacific Pte. Ltd (trụ sở tại Singapore) đã ký hợp đồng chuyển nhượng 100% cổ phần tại Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken VN - Hà Nội cho Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken VN với giá trị giao dịch lên tới hơn 4.800 tỉ đồng. Dù Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken VN đã nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thay) từ giá trị chuyển nhượng này gần 823 tỉ đồng, nhưng Công ty Heineken Asia Pacific Pte. Ltd đã có văn bản gửi Cục Thuế TP Hà Nội đề xuất được miễn, giảm số thuế này theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa VN và Singapore.

Tuy nhiên, cũng trong quy định thuộc hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa VN và Singapore cũng như Luật dân sự, cơ quan quản lý khẳng định có nêu rất rõ nếu giá trị bất động sản trên tổng tài sản chuyển nhượng cao hơn 50%, nghĩa vụ thuế đối với hoạt động chuyển nhượng phải kê khai và nộp thuế ở nước sở tại. Tức Heineken VN không thể chối bỏ trách nhiệm nộp thuế mà trước đó, nếu cơ quan quản lý thuế không “rắn” và đưa ra các lập luận, đối thoại dựa trên quy định pháp luật phù hợp, sẽ thất thoát gần cả 1.000 tỷ đồng – tương đương gần 1/5 giá trị khoản tiền mà Nhà nước sẽ phải hồi tố cho các doanh nghiệp khi sửa đổi Nghị định 20 /2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết chính thức.

Sở dĩ nhắc đến Nghị định này bởi có liên quan đến chính sách chống chuyển giá, trốn và né thuế qua các giao dịch liên kết, chúng ta sẽ trở lại phần sau.

Tương tự như Heineken, một giao dịch mua bán và sáp nhập khác của một doanh nghiệp có trụ sở tại châu Âu, đã bán một doanh nghiệp bán lẻ đình đám do họ đầu tư tại Việt Nam cho một doanh nghiệp trong khu vực Asean, và giao dịch diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Giới chuyên môn khi đó cho rằng giá trị thương vụ này nếu diễn ra với một đối tác trong nước mua lại, thì khoản thuế phải nộp trên giao dịch sẽ rất lớn. Và đó được cho là lý do vì sao đã từng có doanh nghiệp bán lẻ trong nước “vào đến vòng trong” tưởng như đã đi đến đàm phán thành công thương vụ, lại bị mất về tay doanh nghiệp khác.

Tuy chưa biết thực hư thương vụ trị giá tỷ đô sau cùng vì sao đã trượt khỏi tay doanh nghiệp bán lẻ Việt song theo một người trong cuộc, mấu chốt vẫn nằm ở chỗ nếu giao dịch M&A đủ điều kiện để thực hiện tại một quốc gia hay vùng lãnh thổ có chính sách thuế lợi nhuận theo lãnh thổ, thì thông thường các doanh nghiệp quốc tế có trụ sở hoặc tổ chức, chi nhánh tại các địa phương này sẽ lựa chọn giao dịch tại đó, ưu tiên cùng các đối tác chấp thuận giao dịch tại nơi đó để giảm thuế.

Trong khi đó, ở một hình thức khác phổ biến hơn và có thể gây nguy hại lâu dài nếu Việt Nam không có chính sách kiểm soát, ngăn chặn từ đầu, đó là hiện tượng thông qua M&A, đặc biệt ở thời điểm dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp tổn thương, các Tập đoàn, “ông lớn” quốc tế sẽ góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, nhằm loại công ty Việt ra khỏi thị trường và sử dụng doanh nghiệp Việt để gắn mác sản phẩm quốc gia mình và xuất khẩu sang các nước khác để né thuế. Một số trường hợp doanh nghiệp Việt Nam bị các nước áp thuế trừng phạt mà thép, gỗ vì có liên quan đến hàm lượng, sản phẩm từ quốc gia bị áp thuế suất cao, là những ví dụ điển hình.

Tại một hội thảo vào giữa năm 2020, cơ quan Kiểm Toán Nhà nước đã cho biết có 50% doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước kê khai, báo lỗ. Như tại TP.HCM, có tới gần 60% doanh nghiệp trong số 3.500 doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm.

Nguyên nhân lỗ chủ yếu là các doanh nghiệp chuyển giá nhằm trốn tránh thuế, gây thất thu ngân sách hàng chục ngàn tỉ đồng. Ông Trần Minh Khương, kiểm toán trưởng KTNN khu vực 13 khi đó còn đánh giá rằng hoạt động chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI chưa có dấu hiệu suy giảm mà ngày càng tinh vi khi lợi dụng kẽ hở về ưu đãi thuế để giảm thuế thu nhập phải nộp. Đây là những con số rất đáng phải suy nghĩ.

Về phía Nhà nước, đã rất nỗ lực để vừa hoàn thiện khung pháp lý tiệm cận thông lệ quốc tế và tạo hành lang cho các cơ quan quản lý có đủ quy định, chế tài đối thoại, thanh kiểm tra giám sát và yêu cầu các doanh nghiệp FDI chấp hành pháp luật thuế.

Unilever VN, ông lớn tiêu dùng Kết quả kiểm toán xác định thuế thu nhập mà công ty này phải nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2013 là 575 tỉ đồng.

Unilever VN, ông lớn tiêu dùng cũng được kiểm toán xác định thuế thu nhập mà công ty này phải nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2013 là 575 tỉ đồng. Nhưng đến tận 2020 vẫn chưa truy thu được vì doanh nghiệp này cho rằng có sự bất nhất giữa chính sách đầu tư và thuế TNDN

Một trong những quy định gây không ít bức xúc của doanh nghiệp nội địa nhưng được cho là “vũ khí” chống chuyển giá trốn thuế của doanh nghiệp FDI, là Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20, quy định hạn chế mức chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết của một doanh nghiệp không được vượt quá 20% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ. Sau khi sửa đổi vào 2020, hạn mức khống chế chi phí lãi vay đã được nâng lên 30% và cho phép trừ đi lợi nhuận của khoản vay. Nghị định 20/2017/NĐ-CP được ban hành nhằm chống lại tình trạng chuyển giá thuế thu nhập doanh nghiệp ra nước ngoài. Tuy nhiên, do quy định này áp dụng với cả doanh nghiệp Việt Nam nên trực tiếp hạn chế các doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm doanh nghiệp, phát triển thành quy mô Tập đoàn khi bị trói tay hạn chế giao dịch liên kết. Ngay cả khi sửa đổi, Nghị định cũng "cào bằng" cho cả doanh nghiệp FDI và trong nước.

Một chuyên gia cho rằng vì vậy Nghị định này đã sửa, cần phải được sửa tiếp. Chẳng hạn như nếu để ứng phó với thực trạng chuyển giá, né thuế của các doanh nghiệp FDI thì chỉ ban hành quy định với các doanh nghiệp FDI. Thậm chí, có thể đưa hạn mức khống chế chi phí lãi vay lên cao hơn. “Doanh nghiệp FDI có được rất nhiều ưu đãi trong khi doanh nghiệp nội địa không có, ví dụ như ưu đãi thuế đất, thời gian chuyển lỗ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp… Có ưu đãi riêng thì tất yếu cần có cơ chế, quy định và chế tài riêng. Việt Nam đã trải qua giai đoạn hút vốn FDI bằng mọi giá và đã đến lúc cần thiết kế luật chơi công bằng, chống chuyển giá, trốn thuế triệt để. Chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu các quy định, thông lệ quốc tế để thiết kế pháp luật thuế của Việt Nam sao cho vừa cân bằng được các mục tiêu thu hút FDI chất lượng, đảm bảo lợi ích cho quốc gia, vừa tuân thủ luật chơi toàn cầu và không vi phạm các cam kết quốc tế!”, ông này nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Từ vụ truy thu thuế Coca-Cola: Đã đến lúc chống chuyển giá, né thuế triệt để (Bài 2) tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714118198 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714118198 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10