Tương lai “mù mịt” của Huawei và Nvidia tại Cambridge

NGUYỄN LONG 10/10/2020 06:28

Thành phố Cambridge – Anh Quốc đang trở thành thị trường “nóng” mà cả Nvida lẫn Huawei đều muốn mở rộng, tuy nhiên họ đang gặp không ít rào cản.

Thành phố Cambridge được xem là trung tâm công nghệ của Vương quốc Anh.

Thành phố Cambridge được xem là trung tâm công nghệ của Vương quốc Anh.

Nhà sản xuất chip từ Mỹ là Nvidia và nhà sản xuất phần cứng Trung Quốc công ty Huawei có kế hoạch mở rộng lớn ở Cambridge nhưng cả hai công ty đều có những trở ngại lớn phải vượt qua nếu ước mơ của họ thành hiện thực.

Theo đó, Nvidia đang có kế hoạch mở rộng bằng việc mua lại công ty chip ARM trị giá 40 tỷ USD và thiết lập một trung tâm AI “đẳng cấp thế giới” trong thành phố. Trong khi Huawei có kế hoạch xây dựng một phòng nghiên cứu trị giá 1 tỷ Bảng (1,3 tỷ USD) tại Sawston, cách trung tâm thành phố Cambridge khoảng 13 km.

Nổi tiếng là một trong những cường quốc về trí tuệ lớn nhất thế giới, Cambridge là nơi có hàng nghìn công nhân công nghệ và các công ty như Amazon, Microsoft và Apple đều thuê các nhóm nghiên cứu có trình độ học vấn cao trong thành phố. William Tunstall-Pedoe, một doanh nhân ở Cambridge, người đã bán công ty khởi nghiệp AI của mình cho Amazon, cho biết: “Rất nhiều công ty công nghệ muốn có chỗ đứng ở Cambridge cho nhân tài”.

Thương vụ thâu tóm ARM của Nvidia

Công ty chip ARM, có trụ sở chính tại Cambridge và hiện thuộc sở hữu của SoftBank, được nhiều người coi là viên ngọc quý trên vương miện của ngành công nghệ Anh. Các chip của họ cung cấp năng lượng cho hầu hết các điện thoại thông minh trên thế giới cũng như nhiều thiết bị khác.

Giám đốc điều hành của ARM, Simon Segars, trao đổi với Financial Times cho biết việc bán ARM cho Nvidia có thể sẽ bị các cơ quan quản lý can thiệp dừng lại. Các nhà sản xuất chip ở Trung Quốc được cho là đã thúc giục Bắc Kinh điều tra việc mua lại vì lo ngại rằng nó sẽ cho Nvidia kiểm soát quá nhiều đối với một công nghệ cơ bản được sử dụng trong điện thoại và trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới, hay nói ngắn gọn là sự độc quyền trên toàn cầu.

Thương vụ trị giá 40 tỷ USD giữa Nvidia và Arm đang gây nhiều tranh cãi.

Thương vụ trị giá 40 tỷ USD giữa Nvidia và Arm đang gây nhiều tranh cãi.

Nhiều người coi việc mua lại là một động thái tích cực, với Vishal Chatrath, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của công ty khởi nghiệp Cambridge AI Secondmind cho rằng Nvidia có thể mở ra “tiềm năng chưa từng có” của ARM.

Từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 28 tháng 9, 70% trong số 1.771 các chuyên gia được khảo sát bởi Chartered Institute cho biết họ nghĩ rằng chính phủ Vương quốc Anh nên can thiệp vào việc mua lại, trong khi chỉ 11% nói rằng họ nghĩ rằng thương vụ này sẽ củng cố vị trí của Vương quốc Anh với tư cách là “công ty hàng đầu thế giới về công nghệ kỹ thuật số”.

Chính phủ Vương quốc Anh, về mặt lý thuyết có thể can thiệp theo Đạo luật Doanh nghiệp, cho biết vào tháng trước rằng họ đang “xem xét thỏa thuận”. Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường, một cơ quan giám sát theo dõi các vụ mua lại quốc tế, cũng đang có động thái cân nhắc.

Đồng sáng lập Arm, Hermann Hauser là một trong những người đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo về thương vụ Nvidia, gọi đây là “một thảm họa tuyệt đối cho Cambridge, Vương quốc Anh và Châu Âu”.

Có những lo ngại rằng hàng nghìn nhân viên của Arm có thể mất việc nếu Nvidia quyết định chuyển trụ sở chính của công ty sang Mỹ và biến công ty thành một bộ phận của Nvidia.

Một số người cũng lo lắng rằng việc mua lại có thể phá hủy mô hình kinh doanh của Arm, liên quan đến việc cấp phép thiết kế chip cho khoảng 500 công ty khác, bao gồm một số công ty cạnh tranh trực tiếp với Nvidia.

Rene Haas, chủ tịch của Arm’s IP Products Group, nói với Reuters hôm thứ Tư rằng Arm sẽ giữ "tường lửa" để đảm bảo Nvidia không truy cập thông tin bí mật về khách hàng của Arm hoặc có quyền truy cập sớm vào các sản phẩm của Arm.

Những người chỉ trích thỏa thuận đã yêu cầu Nvidia đưa ra các cam kết ràng buộc pháp lý sẽ bảo vệ việc làm của Vương quốc Anh và hoạt động kinh doanh của Arm nói chung. Nvidia cho biết rất vui khi thực hiện những cam kết này.

Phòng thí nghiệm R&D trị giá 1 tỷ bảng của Huawei

Huawei đã được một hội đồng địa phương bật đèn xanh để xây dựng cơ sở R&D của mình vào ngày 25/06. Vào thời điểm đó, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến cho biết phòng thí nghiệm 50.000 mét vuông ở Sawston sẽ tạo ra 400 việc làm. Nhưng tương lai của phòng thí nghiệm có vẻ ngày càng không chắc chắn.

Trung tâm R & D do Huawei đề xuất ở Cambridge, Anh.

Trung tâm R & D do Huawei đề xuất ở Cambridge, Anh.

Vào tháng 7, Vương quốc Anh tuyên bố sẽ cấm Huawei khỏi mạng 5G của họ. Bộ trưởng Văn hóa Anh Oliver Dowden cho biết các nhà khai thác mạng di động ở nước này sẽ buộc phải ngừng mua thiết bị từ Huawei vào cuối năm nay. Họ cũng sẽ được yêu cầu loại bỏ thiết bị Huawei khỏi cơ sở hạ tầng của họ vào năm 2027.

Mọi thứ diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn vào thứ Năm, khi một cuộc điều tra của quốc hội kết luận rằng có “bằng chứng rõ ràng về sự thông đồng” giữa Huawei và “bộ máy Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Các thành viên quốc hội cho rằng thiết bị của Huawei có thể bị loại bỏ khỏi mạng của quốc gia này sớm hơn kế hoạch.

Huawei, hiện đã sử dụng khoảng 1.600 nhân viên tại Vương quốc Anh với 20 văn phòng, cho biết báo cáo thiếu uy tín và nó được xây dựng dựa trên quan điểm hơn là thực tế.

Người phát ngôn của Huawei cho hay: “Chúng tôi chắc chắn rằng mọi người sẽ nhìn thấy những cáo buộc vô căn cứ về sự thông đồng này và ghi nhớ những gì Huawei đã mang lại cho Anh trong 20 năm qua”.

Có thể bạn quan tâm

  • Nvidia thâu tóm ARM để hưởng lợi gì?

    Nvidia thâu tóm ARM để hưởng lợi gì?

    05:08, 17/09/2020

  • Tham vọng bá chủ của NVIDIA

    Tham vọng bá chủ của NVIDIA

    13:19, 21/08/2020

  • Được Tencent tặng 10,000 chiếc Huawei Mate Xs, nhân viên lập tức đem bán lấy tiền

    Được Tencent tặng 10,000 chiếc Huawei Mate Xs, nhân viên lập tức đem bán lấy tiền

    11:23, 05/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tương lai “mù mịt” của Huawei và Nvidia tại Cambridge
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO