Tuyến đường sắt cao tốc nào sẽ khai thác trước?

Diendandoanhnghiep.vn Hơn 600km đường sắt tốc độ cao được kỳ vọng sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2030 với 2 đoạn tuyến là Hà Nội - Vinh (dài 282,65 km) và Nha Trang – TP.HCM (dài 362,15 km).

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đưa ra tại Hội thảo công bố báo cáo cuối kỳ dự án nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, diễn ra sáng 12/11.

Tàu tốc độ cao được đề xuất sử dụng công nghệ giống Nhật Bản.

Tàu tốc độ cao được đề xuất sử dụng công nghệ giống Nhật Bản.

Theo ông Đông, đây là dự án siêu lớn với Việt Nam từ trươc tới nay. Dự án đã được nghiên cứu thời gian dài, từ năm 2007-2008, với sự hỗ trợ của Koica (Hàn Quốc), Jica (Nhật Bản). Đặc biệt, hiện kinh nghiệm Việt Nam với đường sắt tốc độ cao chưa có nhiều.

Liên danh Tư vấn Tedi-Tricc-Tedisouth (được giao nghiên cứu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam) cho biết, tuyến đường sắt khởi đầu từ Ngọc Hồi (Hà Nội), kết thúc tại Thủ Thiêm (Q.2, TPHCM).

Trong giai đoạn đầu, tuyến đường sắt sẽ kết nối với ga Hà Nội bằng cách đi chung hạ tầng với tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 1 (dài 14km). Trong tương lai, khi nhu cầu tăng cao, tuyến đường sắt đô thị không đủ năng lực đáp ứng để khai thác thêm tàu tốc độ cao, tàu tốc độ cao sẽ dừng tại ga Ngọc Hồi.

Kết quả nghiên cứu của Bộ Giao thông vận tải cho biết, giai đoạn đầu của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ khai thác với tốc độ 200 km/h, về lâu dài có thể khai thác với tốc độ tối đa 320 km/h (tốc độ thiết kế là 350 km/h).

Về phương án lựa chọn công nghệ, đường sắt tốc độ cao sử dụng công nghệ động lực đoàn tàu phân tán (EMU) và tín hiệu điều khiển tàu tự động trên nền tảng vô tuyến điện.

Nhu cầu sử dụng đất của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ vào khoảng 7.875 ha và tổng mức đầu tư vào khoảng 58,71 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn đầu xong vào năm 2032 với đoạn Hà Nội - Vinh (dự kiến 13,97 tỷ USD) và Nha Trang - TPHCM (dự kiến 13,37 tỷ USD. Đoạn còn lại nối Vinh - Nha Trang khởi công năm 2035 và hoàn thành vào năm 2050.

Dự án được đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), trong đó nhà nước đầu tư hạ tầng, với tổng vốn chiếm 80% (huy động hàng năm từ 0,3% - 0,55% GDP, bằng khoảng 10% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng); vốn nhà đâu tư huy động bằng khoảng 20% tổng vốn dự án để mua sắm thiết bị đoàn toàn và khai thác hoàn vốn.

Hiệu quả kinh tế đạt khoảng 7,5%, hiệu quả tài chính đạt 1,9% (trong đó riêng phần vốn tư nhân đạt hiệu quả khoảng 14%).

Trước đó, vào tháng 7/2018, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự kiến lộ trình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao. Theo đó, Bộ này phải hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vào tháng 11/2018; Tổ chức thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước (bao gồm cả thuê tư vấn thẩm tra) trong 5 tháng: Tháng 12/2018 - 4/2019; Báo cáo các cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị) trong 2-3 tháng: Tháng 5/2019 - 7/2019; Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án để trình Chính phủ trong tháng 8/2019; Chính phủ trình Quốc hội trong tháng 8/2019; Thông qua Quốc hội trong tháng 10/2019.

Trường hợp được Quốc hội thông qua, dự án sẽ triển khai chuẩn bị nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, GPMB từ 2020 - 2025; triển khai xây dựng từ 2026, dự kiến đưa vào khai thác đoạn ưu tiên (bao gồm cả đoạn thử nghiệm) năm 2032; tiếp tục triển khai xây dựng các đoạn còn lại từ 2035, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến vào năm 2050.

Tuy vậy, góp ý cho dự án này, các chuyên gia đều tỏ ra lo lắng với hiệu quả kinh tế và tài chính của dự án, với mức trên là thấp. Khi bình quân hiệu quả kinh tế của các dự án hiệu quả đầu tư công thường đạt từ 8-12%.

Cùng đó, các chuyên gia lo ngại về vấn đề nợ công, khi tư vấn mới chỉ tính tới vốn vay ODA, trong khi Việt Nam đã là nước thu nhập trung bình thấp, nguồn vốn ODA đã không còn, và phải vay thương mại. Ngoài ra, hiện nợ công của Việt Nam đã sắp chạm trần...Tư vấn đề xuất lập 1 công ty đầu tư và quản lý hạ tầng, 1 công ty vận tải đường sắt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tuyến đường sắt cao tốc nào sẽ khai thác trước? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711706466 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711706466 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10