Ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu: Chính sách hỗ trợ về chi phí là hàng đầu

Diendandoanhnghiep.vn Ngoài việc triển khai sớm thuế tối thiểu nội địa để không đánh mất quyền thu thuế bổ sung, theo chuyên gia, để ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu, chính sách hỗ trợ về chi phí được cho là hàng đầu…

>> Ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu: Sớm triển khai thuế tối thiểu nội địa

Theo đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang nắm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam như đóng góp vào xuất khẩu, dự trữ ngoại hối, phát triển công nghiệp nội địa, cũng như việc làm cho người lao động. Và theo các chuyên gia, nếu Việt Nam chỉ giữ lại quyền đánh thuế hoặc thu thêm phần thuế bổ sung mà không có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng sẽ gây bất lợi cho vị thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư nguồn vốn này.

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang nắm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam - Ảnh minh họa: ITN

Các doanh nghiệp FDI đang nắm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam - Ảnh minh họa: ITN

Chưa kể, theo Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 đã mục tiêu vốn đăng ký đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 150 - 200 tỷ USD, giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 200 - 300 tỷ USD, tương ứng phải đạt 40 - 50 tỷ USD/năm. Do vậy, nếu không có phương án xử lý tốt, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hưởng đến việc đạt các mục tiêu đã nêu.

Nhận định xoay quanh vấn đề này, ông Bùi Ngọc Tuấn – Phó Tổng giám đốc tư vấn thuế, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam chia sẻ, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Chính phủ của các quốc gia đang phát triển cần đánh giá lại môi trường ưu đãi thuế, nhìn nhận Trụ cột 2 (quy định về thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu, theo đó, doanh nghiệp FDI sẽ phải chịu thuế thu nhập ít nhất là 15%) là một cơ hội để cải cách; đồng thời, tái cấu trúc hệ thống chính sách ưu đãi thuế, đặc biệt là những chính sách không hiệu quả gây lãng phí nguồn ngân sách quốc gia.

Trong đó, các chính sách ưu đãi dựa trên thu nhập sẽ không còn hiệu quả mà thay vào đó, nên tăng cường các chính sách dựa trên cơ sở chi phí. Chính sách được đề xuất hàng đầu là thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc cho cấn trừ chi phí vào thuế phải nộp và được hoàn theo chuẩn của OECD (hình thức khấu trừ thuế hoàn lại đạt chuẩn Qualified Refundable Tax Credits - QRTC) đối với một số loại chi phí như chi phí đầu tư hạ tầng, chi phí sản xuất, nghiên cứu phát triển, nhân lực… Việt Nam có thể tham khảo các chính sách của Ấn Độ, Ireland, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông.

“Để thực hiện được biện pháp này, Chính phủ Việt Nam cần đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề như: bao nhiêu thuế bổ sung thêm sẽ được dùng để hỗ trợ doanh nghiệp; đối tượng doanh nghiệp nào sẽ được hưởng ưu đãi này cũng như mức hỗ trợ tính toán trên cơ sở chi phí nào và mức bao nhiêu là phù hợp”, ông Tuấn chia sẻ.

>> Ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu: Cần xây dựng chính sách ưu đãi phù hợp

theo chuyên gia, để ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu, chính sách hỗ trợ về chi phí được cho là hàng đầu - Ảnh minh họa: ITN

Theo chuyên gia, để ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu, chính sách hỗ trợ về chi phí được cho là hàng đầu - Ảnh minh họa: ITN

Theo ông Tuấn, cần lưu ý các biện pháp bù đắp hoặc hỗ trợ dù theo hình thức nào nên được thiết kế hợp lý để không bị xem là lợi ích liên quan trực tiếp đến đối tượng của Trụ cột 2, đặc biệt, trong trường hợp Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu bổ sung nội địa theo chuẩn (QDMTT).

“Về mặt hình thức, trước khi có những sửa đổi cụ thể trong các luật liên quan, Việt Nam có thể cân nhắc giải pháp trước mắt về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội để Việt Nam có thể áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu phù hợp từ 2024, với hai mục tiêu chính về việc: tuyên bố áp dụng cơ chế QDMTT để đảm bảo quyền thu thuế bổ sung của Việt Nam; giải pháp chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đảm bảo vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư. Sau đó, trong các năm 2024 và 2025, Việt Nam có thể tiếp tục cân nhắc giải pháp lâu dài về sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan”, ông Tuấn khuyến nghị.

Còn theo GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tại Việt Nam, Việt Nam cần nắm bắt cơ hội quan trọng trong việc triển khai thuế tối thiểu toàn cầu để xem xét lại việc sử dụng các ưu đãi thuế và hoàn thiện khung chính sách đầu tư của mình, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong dài hạn đối với các doanh nghiệp đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngoài. Thuế tối thiểu toàn cầu là một thực tế phải đối mặt, điều quan trọng hiện nay đối với Việt Nam là sử dụng công cụ chính sách thuế này một cách thuần thục.

Vị chuyên gia này cho rằng, Việt Nam cần lưu ý trao đổi ý tưởng và bài học kinh nghiệm với các quốc gia khác, đặc biệt, là những cách tiếp cận và kinh nghiệm của các nền kinh tế mới nổi khác trong ASEAN. Trong bối cảnh đó, cũng cần xem xét cơ chế khuyến khích vốn có vai trò định hướng và thu hút đầu tư không nhỏ. Điều cần thiết là duy trì chính sách kinh tế mở của Việt Nam. Các đối tác thương mại và đầu tư nên được đa dạng hóa để giảm sự phụ thuộc vào một bên. Ngoài ra, Việt Nam cần phát triển thêm các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ để giảm sự phụ thuộc đầu tư vào một số ngành công nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu: Chính sách hỗ trợ về chi phí là hàng đầu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714054403 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714054403 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10