Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất kéo dài thực hiện Nghị quyết 54 thêm 1 năm

ĐÌNH ĐẠI 12/10/2022 20:19

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội cho phép kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đến hết ngày 31/12/2023.

>>>TP.HCM phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19: “Những con số biết nói”!

Toàn cảnh phiên họp của UBTVQH - Ảnh: Phạm Thắng.

Toàn cảnh phiên họp của UBTVQH - Ảnh: Phạm Thắng.

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tổng kết Nghị quyết 54, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai đánh giá, việc triển khai Nghị quyết 54 đã đạt được một số kết quả có ý nghĩa quan trọng, góp phần để TP.HCM phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.

Theo bà Vũ Thị Lưu Mai, thời gian 5 năm triển khai, trong đó có 2 năm chịu tác động của đại dịch COVID-19, đã ảnh hưởng lớn, song việc thực hiện vẫn đạt một số kết quả đáng trân trọng. TP.HCM đã thể hiện quyết tâm thực hiện với kế hoạch triển khai kịp thời. Kết quả tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM có sự đóng góp của việc thực hiện Nghị quyết 54.

“Chính sách đặc thù về quản lý đất đai đã góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt có hiệu quả, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Các quy định về quản lý đầu tư, về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước đã góp phần tạo cơ chế chủ động, linh hoạt, bổ sung thêm nguồn lực trong thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM”, bà Vũ Thị Lưu Mai đánh giá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai đánh giá, việc triển khai Nghị quyết 54 đã đạt được một số kết quả có ý nghĩa quan trọng, góp phần để TP.HCM phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai đánh giá, việc triển khai Nghị quyết 54 đã đạt được một số kết quả có ý nghĩa quan trọng, góp phần để TP.HCM phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.

Bên cạnh những kết quả đạt được, bà Mai cho rằng, còn một số hạn chế, vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết số 54; đặc biệt là một số chính sách liên quan đến đất đai, tài chính, ngân sách nhà nước còn chậm triển khai; có chính sách sau 5 năm vẫn chưa được thực hiện.

Do đó, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc cho phép tiếp tục thực hiện Nghị quyết đến hết 31/12/2023; đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết toàn diện, đầy đủ kết quả thí điểm, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về các cơ chế, chính sách đã thực hiện thí điểm và báo cáo Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh ghi nhận, thực hiện Nghị quyết 54, TP.HCM cũng đã tích cực triển khai các cơ chế, chính sách mà Quốc hội cho thực hiện thí điểm đặc thù. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh COVID-19 rất nặng nề cho nên dù thành phố đã triển khai rất quyết liệt chính sách về đất đai, về đầu tư, tài chính, ngân sách, những cơ chế, chính sách cho tổ chức cán bộ nhưng thực tế chưa được phát huy hết tác dụng, hiệu quả, một số chính sách chậm triển khai. Kỳ vọng của Quốc hội muốn tạo ra cú hích, mở thêm dư địa để huy động các nguồn lực, tạo động lực phát triển cho đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng đến nay hiệu quả chưa cao.

Mục tiêu đề ra là sau thí điểm sẽ tiến hành tổng kết và đề xuất ra các cơ chế, chính sách có thể kéo dài, chính sách mới bổ sung. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân chưa thực hiện được, do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế bày tỏ ủng hộ việc kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết. Đồng thời, lưu ý qua báo cáo tổng kết, đánh giá nhận thấy vẫn còn những chính sách cần thiết để cho TP.HCM tiếp tục khai thác, phát triển đồng thời cần có nghiên cứu đưa ra các cơ chế, chính sách mới đột phá hơn.

“Về cơ chế, chính sách về đất đai, Nghị quyết 54 phân cấp cho Hội đồng nhân dân thành phố nhưng thực tế vướng ở nguồn gốc đất, các thông tin về đất và đặc biệt là cơ chế xử lý, thẩm định của các bộ, ngành đối với các dự án có sử dụng đất. Do đó đề nghị báo cáo làm rõ thêm điểm nghẽn, giải pháp xử lý để giúp cho TP.HCM đánh trúng, giải quyết đúng các điểm nghẽn về đất đai, khai thác nguồn lực để phát triển trong thời gian tới”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phân tích.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi họp - Ảnh: Phạm Thắng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi họp - Ảnh: Phạm Thắng.

Thống nhất với việc trình với Quốc hội cho phép kéo dài thực hiện Nghị quyết 54 thêm khoảng một năm nữa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, thời gian kéo dài thực hiện này sẽ có quỹ thời gian và có điều kiện để nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thấu đáo hơn để đề xuất chính sách cần được tiếp tục thực hiện, chính sách cần được thể chế hóa trong luật hay chính sách cần thí điểm thêm.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tại kỳ họp này cần có báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 54, có báo cáo thẩm tra để trình Quốc hội và trình với Quốc hội cho phép đưa vào Nghị quyết chung của kỳ họp một khoản quy định về việc cho kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 54.

 “Nếu lần này trình nhưng không có tổng kết thực hiện thì sẽ không có cơ sở để Quốc hội xem xét quyết định có kéo dài thời gian thực hiện được hay không. Khi đó, trong lần trình sau sẽ không cần thiết phải tổng kết lại toàn bộ mà cần tập trung vào đề xuất chính sách”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Báo cáo thêm tại phiên họp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chia sẻ, có những việc thành phố muốn làm lắm nhưng cân nhắc vì mới, khó và trước khi làm cần lắng nghe nhiều ý kiến, sau đó không mạnh dạn để đưa ra do có ý kiến trái chiều.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan.

Cho rằng có những việc Nghị quyết đã cho nhưng thực hiện không phải đơn giản, ông Hoan dẫn chứng vấn đề thu hồi đất lúa trên 10ha và có quy mô dân số từ 10.000 - 15.000 người để thực hiện dự án lại vướng thủ tục, quy định của Luật đầu tư. Hoặc cổ phần hóa khi có phương án phải chờ hướng dẫn các phương án sử dụng đất nên không làm được... 

Ông Võ Văn Hoan cho biết, hiện Thành phố đã chuẩn bị Dự thảo Nghị quyết mới về cơ chế, chính sách đặc thù báo cáo Chính phủ trình Quốc hội mang tính toàn diện để huy động nhiều nguồn lực hơn, không chỉ nguồn lực từ Nhà nước.

"TP.HCM cố gắng làm, làm tốt để có nhiều kinh nghiệm góp ý cho quy định pháp luật của cả nước, đồng thời tạo điều kiện cho thành phố phát triển, có nhiều nguồn thu hơn để đóng góp nhiều hơn", Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp chung tay cùng TP.HCM

    Doanh nghiệp chung tay cùng TP.HCM "Vì người nghèo" năm 2022

    05:42, 11/10/2022

  • Những tỷ phú làm giàu từ nông nghiệp đô thị ở vùng ven TP.HCM

    Những tỷ phú làm giàu từ nông nghiệp đô thị ở vùng ven TP.HCM

    04:09, 11/10/2022

  • Khan hiếm xăng, TP.HCM đề nghị Bộ Công thương, Tài chính vào cuộc

    Khan hiếm xăng, TP.HCM đề nghị Bộ Công thương, Tài chính vào cuộc

    15:00, 10/10/2022

  • TP.HCM phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19: “Những con số biết nói”!

    TP.HCM phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19: “Những con số biết nói”!

    01:00, 02/10/2022

  • TP.HCM cấm toàn bộ phương tiện đi qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh

    TP.HCM cấm toàn bộ phương tiện đi qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh

    17:15, 29/09/2022

  • TP.HCM: Tập trung nghiên cứu, thảo luận để đưa ra giải pháp phục hồi phát triển kinh tế

    TP.HCM: Tập trung nghiên cứu, thảo luận để đưa ra giải pháp phục hồi phát triển kinh tế

    12:01, 29/09/2022

  • Tổng Bí thư: Tạo điều kiện tốt nhất để TP.HCM phát triển

    Tổng Bí thư: Tạo điều kiện tốt nhất để TP.HCM phát triển

    13:40, 23/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất kéo dài thực hiện Nghị quyết 54 thêm 1 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO