Thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương, nhưng sự tăng trưởng, phát triển, cạnh tranh địa chính trị chọn ASEAN làm trọng tâm.
>>Việt Nam trong “bàn cờ” ASEAN
Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN cách đây 56 năm (8/8/1967) và sự tồn tại của khu vực này trong mạng lưới đa phương quốc tế đã chứng minh tính thức thời của sáng kiến tuyên bố Bangkok.
ASEAN ngày càng trở nên quan trọng, là trung tâm của châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21, được kỳ vọng là “mỏ neo” duy trì hòa bình trong bối cảnh cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc trở nên khó kiểm soát.
ASEAN ngày nay là tập hợp của 11 nền kinh tế trẻ trung, năng động, giàu khát vọng, thể chế thông thoáng, văn hóa đa dạng, hiện đại nhưng không kém phần đặc sắc, riêng có - là cấu trúc được đánh giá khá hoàn hảo để đảm đương vai trò lớn hơn trong tương lai.
Gần tròn 3 thập kỷ gia nhập ASEAN, Việt Nam cho thấy tính ưu việt của mình trong tổ chức đa phương với các nước láng giềng. Từ hoài nghi, đối đầu trở thành đối tác và đối thoại, tôn trọng lẫn nhau khi vai trò, uy tín và thị thế của Hà Nội đã có những bước tiến vượt bậc tại Liên Hợp Quốc.
Lịch sử đủ niềm tin để đặt Việt Nam vào vị trí “địa chính trị” tiềm năng, trở thành trung tâm của ASEAN và “điểm sáng” chiến lược hiện nay của châu lục. Những yếu tố hợp thành gồm có: vị trí lãnh thổ, dân số, khả năng sinh tồn, an ninh quốc gia, khả năng đàm phán, đối thoại, mời gọi các cường quốc…
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Bangkok, Thái Lan. Ngày 8/8/2023 là ngày kỷ niệm 56 năm thành lập của khối ASEAN. Sau 56 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã phát triển thành một cộng đồng bao gồm 10 quốc gia thành viên với sự duy trì ổn định an ninh chính trị là nền tảng thúc đẩy thịnh vượng kinh tế và tiến bộ xã hội trong khu vực.
Nhìn từ “hình thể” lãnh thổ, Việt Nam giống như chiếc cầu nối giữa hai vùng kinh tế biển và kinh tế lục địa của châu Á; dễ dàng kết nối Thái Bình Dương, tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông với Nam Á và một phần Đông Nam Á. Đặc biệt, Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phòng thủ và triển khai lực lượng quân sự.
Bối cảnh quốc tế mới trong tiến trình tái cấu trúc trật tự toàn cầu và tầm quan trọng của châu Á - Thái Bình Dương đã đặt Việt Nam và ASEAN vào tình thế đầy cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.
>>Hợp tác trong ASEAN là chìa khóa để phục hồi thành công và bền vững
Vài năm trở lại đây, những chuyến công du của các nhân vật hàng đầu chính trường Mỹ đến ASEAN với mật độ dày đặc. Mỹ đang trở lại châu Á bằng cách nâng cấp quan hệ, mở rộng hợp tác ở những lĩnh vực mới, làm sâu sắc và thiết thực hơn các cam kết kinh tế, thương mại hiện có.
Sự chọn lựa đối sách ngoại giao của Việt Nam hiện nay có ảnh hưởng sâu sắc đến ASEAN. Đó là cố gắng làm cân bằng, hài hòa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia, tôn trọng luật pháp quốc tế, phần “ngọn” có thể mềm dẻo linh hoạt nhưng phần “gốc” không suy suyễn.
Nhưng đấy là nhiệm vụ đầy khó khăn. Bởi vì cơ chế hợp tác quốc tế hiện nay là những chương trình thiết thực; đầy cam kết ràng buộc có tính biện chứng giữa kinh tế, an ninh quốc phòng,… không thể tách rời nhau.
Ví dụ, chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ nhằm mục đích kiềm tỏa Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực muốn tham gia và hưởng lợi về mặt kinh tế, thương mại, đầu tư, công nghệ thì phải “đính kèm” hàng loạt cam kết về “hành động chung”, “phản ứng chung”, “tầm nhìn chung”.
Hợp tác truyền thống Trung Quốc - ASEAN đã cho thấy sự hiệu quả bên cạnh nhiều thách thức mà các nước nhỏ, yếu đang đối mặt. Với Trung Quốc, khu vực ASEAN đang đối diện với bài toán hóc búa: Duy trì sự ổn định, hài hòa và thẳng thắng về mặt pháp lý, chủ quyền biển đảo.
Có thể bạn quan tâm
Bảo hộ sáng chế tại ASEAN
01:01, 18/07/2023
Chu kỳ thắt chặt tiền tệ ASEAN đã kết thúc
13:02, 12/07/2023
Việt Nam- Trụ cột trong tầm nhìn "Một ngân hàng cho ASEAN" của UOB
13:00, 06/07/2023
Lý do UAE đẩy mạnh hợp tác thương mại với ASEAN
15:07, 14/06/2023
ASEAN sáng tạo để bao trùm hơn
11:00, 18/05/2023