Từ tháng 7/2021 sẽ đưa hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia vào quản lý vận hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương, trên nền tảng công nghệ tiên tiến, cập nhật thường xuyên.
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chia sẻ tại tổng kết dự án Tăng cường năng lực định giá đất và hệ thống thông tin giá đất dựa trên VietLIS.
Dự án do Hàn Quốc tài trợ thông qua nguồn hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) với tổng số vốn 9,9 triệu USD, trong đó KOICA viện trợ ODA 9 triệu USD.
Cụ thể, từ tháng 6/2017 - 12/2019, dự án được triển khai tại 4 địa phương gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Cần Thơ, Đà Nẵng. Dự án đã thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin giá đất trên cơ sở VietLIS và tích hợp tại địa bàn triển khai dự án. Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT), đến nay dự án đã xây dựng mô hình định giá đất và quy trình định giá đất hàng loạt phù hợp với Việt Nam.
Trong thời gian tới, Việt Nam xác định nhiệm vụ tập trung trước nhất là xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường, trong đó có thị trường đất đai và thị trường bất động sản. Để thực hiện được điều nay, cần thiết có một hệ thống nền tảng thông tin cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất đai, đảm bảo thông tin giá đất công khai, minh bạch. Chia sẻ thông tin dữ liệu giữa các cấp, các ngành và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho rằng, hiện dữ liệu về giá đất chưa được các địa phương tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật thường xuyên, chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức, người dân khi cần thông tin. Để khắc phục các hạn chế trên, từ tháng 7/2021 Bộ sẽ đưa hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai Quốc gia vào quản lý vận hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Theo tìm hiểu của PV, hiện tại Bộ TN&MT đã hoàn thành giai đoạn 1 xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với một số kết quả như hoàn thành thiết kế hệ thống thông tin đất đai thống nhất từ Trung ương đến địa phương phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kiến trúc Chính phủ điện tử của các địa phương.
Theo kỳ vọng của Bộ TN&MT, khi có mạng lưới dữ liệu đó, qua 5 năm, 10 năm sẽ hình thành giá trị trung bình của thị trường. Khi đó, Nhà nước sẽ hình thành khung giá đất, cũng như giá đất thị trường, định giá đất đai sẽ minh bạch hơn, có cơ sở khoa học hơn, đúng phương pháp luận hơn.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của Sở TN&MT các tỉnh, thành, nhiều địa phương vẫn tồn tại tình trạng cập nhật pháp lý bản đồ trên 02 hệ thống bản đồ địa chính do 02 cơ quan quản lý thực hiện dẫn đến chồng ranh lấn thửa, khó khăn trong quản lý cập nhật biến động thông tin thửa đất.
Ngoài ra, vẫn còn một số đơn vị cập nhật với mục tiêu in Giấy chứng nhận chưa quan tâm đến chất lượng dữ liệu (hệ thống số hồ sơ gốc, số vào sổ, các chỉ số biến động, liên kết hồ sơ quét số với cơ sở dữ liệu….) công tác kiểm soát thông tin trên hồ sơ giấy và hồ sơ số, (đảm bảo tất cả Giấy chứng nhận trước khi trình Lãnh đạo ký) quản lý, cập nhật, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện thường xuyên trên toàn hệ thống.
Mặt khác, Văn phòng Đăng ký đất đai không có Phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ Quản lý khai thác Vận hành cơ sở dữ liệu chủ yếu là giao cho phòng ban kiêm nhiệm nên công tác này chưa được quan tâm đúng mức.
Do đó, theo đánh giá của các chuyên gia, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai vẫn còn nhiều khó khăn trong nhân lực và nguồn vốn thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Đổi mới phương pháp định giá đất: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu
15:30, 07/11/2020
Đổi mới phương pháp định giá đất: Đầu tiên là... giá
12:00, 07/11/2020
Trong 2019 sẽ ban hành Nghị định về kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
12:16, 08/11/2019
Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp, trao đổi thông tin hai chiều
13:45, 10/12/2018