Nội dung được lãnh đạo Hội môi giới bất động sản Việt Nam và đoàn công tác của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) trao đổi tại buổi làm việc chiều 28/9.
>>VARs tiếp tục “sứ mệnh” bảo vệ quyền lợi nhà môi giới bất động sản
Cụ thể, trao đổi tại buổi làm việc, TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam đã thông tin tổng quan về thị trường bất động sản Việt Nam đã khái quát tình hình chung của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay.
Theo ông Đính, thị trường bất động sản Việt Nam là một thị trường tương đối trẻ, chính thức hình thành và phát triển hơn 20 năm. Trong 10 năm trở lại đây kể từ sau giai đoạn khủng hoảng, thị trường đã có sự tăng trưởng rất nóng.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, thị trường đã bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết, tuy chưa tới mức khủng hoảng như giai đoạn 10 năm trước, nhưng những nút thắt từ pháp lý tới dòng vốn đang khiến thị trường tắc nghẽn, từ đó cũng gây cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Giữa năm 2022, hàng loạt các thông tin tiêu cực cùng với những cơ chế, chính sách siết chặt thị trường BĐS khiến nguồn cung sụt giảm mạnh. Thanh khoản ảm đạm kéo theo sức khỏe của doanh nghiệp, của thị trường ngày càng suy yếu.
Đầu quý 1/2023, thị trường bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn nhờ vào những động thái quyết liệt của Chính phủ thông qua việc bán hành dồn dập các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc, phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.
Kể từ đầu năm 2023 đến nay, tổng lượng giao dịch 3 quý đạt chỉ khoảng 10.000 sản phẩm từ các dự án ở thị trường sơ cấp, chưa được 10% so với cùng thời điểm 2018, 2019, trước đại dịch Covid-19. Chính phủ dường như đang quan sát rất kỹ tình trạng sức khỏe của các doanh nghiệp và môi giới bất động sản để có những chỉ đạo sát sao nhất, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các nhóm đối tượng này.
Đặc biệt, Nghị quyết số 33/NQ-CP được ban hành với mục tiêu thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, từng bước gỡ khó cả về câu chuyện pháp lý các dự án, trái phiếu, và đặc biệt dòng vốn khi chính sách kinh tế vĩ mô “đổ nền” đủ tốt, nhờ đó giúp Ngân hàng Nhà nước có cơ hội điều chỉnh hạ lãi suất điều hành.
>>Ngày hội Môi giới bất động sản Việt Nam vinh danh nhiều cá nhân, tổ chức
Mới đây nhất, việc quyết định tạm hoãn thực hiện một số quy định hạn chế cho vay trong Thông tư số 06/2023/TT-NHNN trước những ý kiến phản hồi và đề xuất của các đối tượng tham gia thị trường cũng cho thấy sự lắng nghe, đồng hành và ủng hộ từ phía Chính phủ.
Trong quý I/2023, giao dịch rất thấp khoảng 3.000 sản phẩm, sang quý II/2023 lên 4.000 sản phẩm. 2 tháng đầu của quý III/2023 đã có khoảng 200 - 300 dự án quay trở lại chào bán với gần 5.000 sản phẩm được giao dịch thành công. Mặc dù số tăng so với thời điểm bình thường còn rất nhỏ, nhưng điều này cho thấy đã bắt đầu có dấu hiệu về khả năng mua bán trên thị trường.
Tuy nhiên, hiện tại nhiều sắc luật đã tỏ ra lạc hậu với nhiều quy định không phù hợp hoặc bao trùm với các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.
Điểm nghẽn pháp lý khiến khoảng 1200 dự án bất động sản đang bị vướng mắc về thể chế nên không thể triển khai. Tổng giá trị các dự an được ước tính khoảng 30 tỷ USD, trong khi nhu cầu nhà ở trong dân vẫn rất lớn, đẩy giá nhà đất lên cao. Chưa kể, nhiều loại hình sản phẩm mới như condotel, officetel không được thừa nhận về mặt pháp lý khiến cho một nguồn lực lớn về kinh tế không được phát huy và tận dụng đầy đủ.
Các nhà phát triển bất động sản tại Việt Nam vẫn đối mặt với gánh nặng tài chính, sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì mất khả năng trả nợ. Doanh nghiệp đầu tư dàn trải, huy động vốn từ dự án này để phát triển dự án khác, đến khi gặp vấn đề về nguồn vốn, các dự án phải đồng loạt tạm dừng.
Song, ông Đính nhận định rằng thị trường bất động sản Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, khác với quá trình phát triển như “vũ bão" ở giai đoạn trước, thị trường sẽ phát triển theo hướng ổn định, bền vững hơn.
Đánh giá cao các nghiên cứu và nguồn thông tin từ VARs, lãnh đạo Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) cũng cho biết sẽ nghiên cứu hợp tác về trao đổi dữ liệu thông tin giữa hai bên, nhằm hoàn thiện các báo cáo nghiên cứu thị trường, đưa đến những đánh giá chung, dự báo vĩ mô.
Có thể bạn quan tâm
Công nghệ VARs Connect - Giải pháp phát triển thị trường bất động sản Việt Nam minh bạch, ổn định, bền vững
14:07, 11/09/2023
VARS kiến nghị thu hồi Thông tư 06/2023/TT-NHNN
20:05, 17/08/2023
VARs tiếp tục “sứ mệnh” bảo vệ quyền lợi nhà môi giới bất động sản
15:31, 07/07/2023
Ngày hội Môi giới bất động sản Việt Nam vinh danh nhiều cá nhân, tổ chức
09:30, 28/06/2023