Chia sẻ tại VBF giữa kỳ 2019, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết, chính sách visa đang là điểm nghẽn trong thu hút khách du lịch đến Việt Nam.
“Để phát huy tối đa tiềm năng du lịch của Việt Nam, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ xem xét mở rộng chính sách thị thực, bao gồm mở rộng danh mục các quốc gia được miễn thị thực, bao gồm tất cả các quốc gia mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do, trong đó có các nước thành viên Liên minh châu Âu, các đối tác thương mại hoặc đầu tư quan trọng và các thị trường mục tiêu của du lịch trong nước", ông Tomaso Andreatta kiến nghị.
Đồng thời, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cũng kiến nghị, kéo dài thời hạn chương trình miễn thị thực được công bố gần đây với thời hạn chương trình miễn thị thực mới là từ 1 năm đến 5 năm, kéo dài thời hạn miễn thị thực từ 15 ngày lên 30 ngày, nhanh chóng làm rõ các thủ tục và quy định về việc cho phép quay lại Việt Nam trong vòng 30 ngày đối với các du khách được miễn thị thực.
Đặc biệt, cải thiện giao diện, tốc độ và thủ tục truy cập trang web cấp thị thực điện tử hiện nay. “Điều này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch khi cho phép du khách có thời gian lưu trú đủ dài để khám phá văn hóa và thắng cảnh của Việt Nam”, ông Tomaso Andreatta khẳng định.
Tại báo cáo của Nhóm công tác Du lịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, năm 2018, 54% lượng khách quốc tế vào Việt Nam đến từ 2 thị trường chủ yếu là Trung Quốc (4,96 triệu) và Hàn Quốc (3,49 triệu), ngoài các thị trường khác như Nhật Bản, Đài Loan và Nga. Trung Quốc vốn được biết đến là thị trường chi tiêu thấp, trong đó phần lớn doanh thu đến từ các tour du lịch nội địa hoặc kết thúc ở Trung Quốc. Hoa Kỳ là thị trường khách quốc tế lớn thứ 6 với 687.000 lượt khách nhưng phần lớn trong số này là Việt kiều trở về Việt Nam thăm gia đình.
Có thể bạn quan tâm
10:34, 26/06/2019
09:52, 26/06/2019
09:34, 26/06/2019
08:58, 26/06/2019
08:35, 26/06/2019
15:19, 25/06/2019
Với việc thành lập doanh nghiệp xã hội Hội đồng Tư vấn du lịch, cơ chế quan hệ đối tác công-tư với Tổng cục Du lịch đã được xây dựng thành công để tiếp thị điểm đến, nâng cấp trang web chính thức quảng bá du lịch Việt Nam (Vietnam Travel) và hỗ trợ trong các triển lãm thương mại quy mô lớn như Hội chợ Du lịch quốc tế ITB hay WTM.
Đặc biệt, chính sách nới lỏng quy định và đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực được thực hiện Việt Nam đã tiếp tục miễn thị thực cho công dân 5 quốc gia châu Âu và tăng số lượng các nước có công dân được cấp thị thực điện tử lên 81 nhưng còn cần tiếp tục nới rộng hơn nữa.
Do đó, nhóm công tác kiến nghị, cấp miễn thị thực cho công dân từ Úc và New Zealand, Canada, tất cả các quốc gia EU-27 phù hợp với EVFTA và Thụy Sĩ.
Gia hạn tạm trú miễn thị thực đến 30 ngày tiêu chuẩn. Dỡ bỏ quy định hạn chế không được quay trở lại Việt Nam trong vòng 30 ngày đối với du khách được miễn thị thực.
Trang web chính thức cho việc nộp hồ sơ xin thị thực điện tử nên được nâng cấp để cải thiện bảo mật, tốc độ truy cập, giao diện và tối ưu hóa các tính năng sử dụng trên điện thoại di động.
Đồng thời, cho phép lựa chọn tải lên hình ảnh bên cạnh việc nhập dữ liệu thủ công. Chỉ sử dụng một tên miền chính thức được công bố và nhấn mạnh công khai trên tất cả các trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.
Khuyến khích tất cả nhân viên Đại sứ quán Việt Nam sử dụng địa chỉ email của đại sứ quán chứ không phải gmail và các địa chỉ cá nhân khác.
Cho phép nộp hồ sơ xin thị thực điện tử cho nhiều lần nhập cảnh và thị thực 90 ngày. Thị thực nhập cảnh sân bay (lấy tại sân bay). Dỡ bỏ yêu cầu về thư chấp thuận và theo thông lệ của các nước ASEAN khác.
Xây dựng quy định, hướng dẫn nhất quán và chính thức để chia sẻ trên tất cả các nền tảng trực tuyến chính thức, bao gồm các trang web của Đại sứ quán và Bộ ngành. Cho phép tự in thị thực để tránh chậm trễ và xuất trình thị thực tự in tại quầy nhập cảnh như trường hợp của Campuchia.