Vì sao bất động sản vẫn "đóng băng"?

VI ANH 17/06/2023 05:00

Mặc dù Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp "phá băng" nhưng thị trường bất động sản hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn.

>>Phân khúc nhà ở công nhân... đừng mãi là tiềm năng

Dựa trên báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện các doanh nghiệp bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng. Hàng loạt doanh nghiệp gặp tình trạng thiếu vốn, phải giãn tiến độ thi công cũng như tạm dừng triển khai dự án.

Nhiều công ty giảm giá ở mức sâu nhằm đẩy nhanh hàng tồn kho, thu được tiền mặt, thanh toán nợ cũng như được vay tiếp để vượt qua khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc giảm giá ở mức sâu nhằm đẩy nhanh hàng tồn kho, thu được tiền mặt, thanh toán nợ cũng như được vay tiếp để vượt qua khó khăn.

Tạo dựng niềm tin với người mua nhà

Một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại TP.HCM cho biết, thị trường bất động sản “đóng băng” trong một thời gian dài là do giá bất động sản quá cao so với mức thu nhập bình quân của người dân, bị tăng giá ảo trong một thời gian dài đã làm ảnh hưởng dến niềm tin của khách hàng cũng như làm mất uy tín của các chủ đầu tư. Ngoài ra, với bối cảnh kinh tế khó khăn cả trong nước và quốc tế cũng tác động mạnh đến thị trường bất động sản, cùng việc cơ chế chưa được hoàn thiện cũng khiến người dân e ngại khi đi mua nhà.

Tuy mức lãi suất huy động trong ba tháng gần đây đã giảm dần, nhưng nhiều chuyên gia của thị trường bất động sản cho rằng, mức lãi suất cho vay vẫn còn khá cao với các nhà đầu tư.

Cần tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng tiếp cận được với vốn vay ở mức lãi suất thấp, đồng thời tạo dựng lại niềm tin với người mua nhà thì mới khai thông được thị trường.

Theo ông Phạm Lâm - Chủ tịch DKRA Group cho biết, thời điểm hiện tại số lượng hàng tồn kho rất lớn, rất nhiều dự án đã đủ điều kiện giao dịch nhưng “ế ẩm” bởi đánh mất niềm tin của khách mua. Một số dự án còn đưa ra nhiều chương trình ưu đãi như chiết khấu, giảm giá đến 40% mà vẫn không có giao dịch.

Ông Lâm nói thêm, cần giảm lãi suất cho vay về mức 5 – 6% đối với nhà ở xã hội, dưới 10% đối với nhà ở thương mại nhằm thúc đẩy khách hàng tham gia vay vốn.

Kỳ vọng cho thị trường bất động sản

>>Khó khăn bủa vây doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam

Sau động thái quyết liệt của NHNN đối với việc giảm lãi suất cho vay dành cho các khách hàng cũ từ cuối tháng 5 vừa qua, nhiều ngân hàng đã bắt đầu triển khai cam kết giảm lãi suất ở mức phổ biển từ 0,5%.

Dựa trên khảo sát của Batdongsan.com.vn, mức lãi suất vay ngân hàng mua nhà trong tháng 6 tại các ngân hàng hiện dao động từ 4,99-13,5%/năm.

Dựa trên khảo sát của Batdongsan.com.vn, mức lãi suất vay ngân hàng mua nhà trong tháng 6 tại các ngân hàng hiện dao động từ 4,99-13,5%/năm.

Theo đó ngày 16/6, NHNN đã có thông báo về việc giảm lãi suất điều hành, cụ thể lãi suất cho vay qua đêm bằng hình thức thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong khoản thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng giảm 0,5% xuống còn 5%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm xuống còn 4,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm xuống còn 3%/năm.

Có thể thấy, đây là lần thứ 4 liên tiếp NHNN đã đưa ra chính sách giảm lãi suất. Đối với mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa (VND) của các tổ chức tín dụng dành cho khách hàng vay nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ một số lĩnh vực theo quy định tại Thông tư 39, giảm từ 4,5%/năm còn 4%/năm. Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa (VND) của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn giảm xuống còn 5%/năm.

Đáng chú ý, thời điểm hiện tại lãi suất vay mua nhà thấp nhất là Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đạt mức 4,99%/năm, nhưng mức lãi suất này chỉ cố định trong 3 tháng đầu kèm theo các khoản vay có thời hạn trên 2 năm, tính từ tháng thứ 4 trở đi, từ đó sẽ áp dụng mức lãi suất thả nổi dựa trên lãi suất thị trường, dao động khoảng 13,75%/năm.

Mặt khác, các nhóm ngân hàng đang có mức lãi suất vay mua nhà cao nhất hiện nay lần lượt là PVcomBank, VPBank, Vietinbank, HDBank… Cụ thể, đối với ngân hàng Vietinbank mức lãi suất cho vay khoảng 13%/năm và không có chính sách ưu đãi; PVcomBank ở mức 12%/năm và áp dụng trong 6 tháng đầu, các tháng sau đó sẽ tính khoảng 15,5%/năm.

Dưới góc nhìn của một nhà đầu tư cá nhân, ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho biết, lãi suất hiện chỉ tác động phần nào tới thị trường bất động sản bởi vấn đề “mấu chốt” vẫn là phải có thanh khoản cũng như nội tại nền kinh tế tốt. Ông cho rằng trong thời gian ngắn hạn và trung hạn, các phân khúc của thị trường đầu cơ sẽ tiếp tục giảm giá, các phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực cũng sẽ có lực cầu.

Ông Toản chia sẻ, trong tình hình thị trường hiện nay thì tâm lý người mua vẫn còn khá thận trọng do mức thanh khoản thị trường vẫn đang chững, trong thời gian ngắn sẽ chưa thể tăng giá. Do vậy, nếu vay mua nhà đầu tư xác định sẽ mất nhiều thời gian, bên cạnh đó lãi suất sẽ ăn vào lợi nhận. Theo đó, các nhà đầu tư cá nhân sẽ không lựa chọn vay vốn để giao dịch bất động sản thời điểm này.

Có thể bạn quan tâm

  • Khó khăn bủa vây doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam

    Khó khăn bủa vây doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam

    05:00, 16/06/2023

  • M&A bất động sản dự kiến sẽ tăng nhiệt trong năm nay

    M&A bất động sản dự kiến sẽ tăng nhiệt trong năm nay

    02:47, 16/06/2023

  • Hà Nội: Kiểm soát đầu cơ bất động sản

    Hà Nội: Kiểm soát đầu cơ bất động sản

    00:54, 16/06/2023

  • Triển vọng phát triển bất động sản công nghiệp

    Triển vọng phát triển bất động sản công nghiệp

    16:20, 15/06/2023

  • Giải pháp hút vốn FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam

    Giải pháp hút vốn FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam

    02:00, 15/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao bất động sản vẫn "đóng băng"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO