Vì sao bất động sản Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?

ĐAN THANH 24/05/2024 03:00

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bất động sản tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài.

>>> Minh bạch để thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Số liệu của Tổng cục thống kê công bố cho thấy, tổng vốn FDI tính đến hết ngày 20/4 đăng ký vào Việt Nam, gồm vốn đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023.

kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục là lĩnh vực đứng vị trí thứ hai trong thu hút dòng vốn FDI, với hơn 1,6 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, vốn FDI đổ vào lĩnh vực này đã tăng hơn 4 lần.

Kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng vị trí thứ hai trong thu hút dòng vốn FDI với hơn 1,6 tỷ USD. 

Trong đó, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đứng vị trí thứ hai trong thu hút dòng vốn FDI, với hơn 1,6 tỷ USD (đứng đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt gần 5 tỷ USD). Như vậy, so với cùng kỳ năm 2023, vốn FDI đổ vào bất động sản đã tăng hơn 4 lần.

Cũng theo báo cáo này, giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm nay cũng ước đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 607,6 triệu USD.

Dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy số lượng nhóm đầu tư ngoại quan tâm tìm hiểu M&A dự án bất động sản vẫn tăng mạnh. Nổi bật trong đó là nhóm nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia. Nhiều chủ đầu tư không thể tiếp tục gồng gánh chi phí, đối mặt với nguy cơ “chết chìm trên đống tài sản”, họ phải bán tài sản, bán dự án, bán doanh nghiệp từng phần để tái cơ cấu nợ và bộ máy hoạt động. Theo đó, bối cảnh này là điều kiện lý tưởng để khối ngoại thực hiện M&A dự án dễ hơn và với mức giá “mềm” hơn.

Trao đổi với DĐDN, ông Matthew Powell – Giám đốc, Savills Hà Nội cho rằng, mặc dù gặp nhiều thách thức, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bất động sản tổ chức và doanh nghiệp. Nhu cầu từ các nhà đầu tư, đặc biệt là trong khu vực rất lớn, đơn cử như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản đang đặc biệt quan tâm đến các tài sản thương mại đang vận hành cũng như các dự án nhà ở. Bên cạnh đó, lợi thế của Việt Nam nằm ở dân số, tỷ lệ đô thị hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại, vì vậy Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.

>>> Bất động sản công nghiệp hút nhà đầu tư ngoại

Cũng theo ông Matthew Powell, một số nhà đầu tư chuyên môn hơn, họ quan tâm đến các trung tâm dữ liệu, một số khác tập trung vào logistics, khu công nghiệp, kho bãi. Phần lớn FDI liên quan đến sản xuất, vì vậy FDI quốc tế tập trung vào các địa điểm sản xuất chất lượng cao. 

Điều này cho thấy nhu cầu về các khu vực sản xuất chất lượng cao đang ngày càng lớn, cùng với các nhà đầu tư bán lẻ và khách sạn chuyên biệt. Đã có một số giao dịch diễn ra trong lĩnh vực nhà ở với các nhà đầu tư Singapore, các giao dịch tập trung vào lĩnh vực thương mại ở TP. Hồ Chí Minh, giao dịch khách sạn, giao dịch logistics, cho thấy sự quan tâm rất lớn đến nhiều khía cạnh. 

"Mặc dù việc hoàn thành các giao dịch bất động sản tại Việt Nam vẫn có thể gặp thách thức, nhưng chắc chắn nhu cầu vẫn ở đó. Với việc dành nhiều thời gian để hợp tác với các nhà đầu tư và người bán loại hình bất động sản này tại Việt Nam, chúng tôi vẫn giữ vững sự lạc quan và tin tưởng vào tiềm năng đầu tư của Việt Nam" - theo ông Matthew Powell.

Cùng chung nhận định, Cushman & Wakefield đánh giá cao sự ổn định về chính trị cũng như những chính sách khuyến khích đầu tư đã giúp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh. 

Việt Nam đã và đang tiếp tục lọt vào “tầm ngắm” của một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó, đáng chú ý là tại TP. Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế tài chính) và Hà Nội (trung tâm chính trị) của cả nước, có những bước phát triển nhanh chóng sau khi Bộ Luật về bất động sản được ban hành vào năm 2003. Kể từ đó, hoạt động M&A nói chung và trong lĩnh vực bất động sản nói riêng cũng được ghi nhận tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị giao dịch. 

Đánh giá về sức hút vốn ngoại của từng phân khúc, Cushman & Wakefield nhận định thị trường nhà ở cao cấp vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ vào dân số Việt Nam được xếp vào nhóm các nước đông dân đứng thứ 15 trên thế giới với 100 triệu người. Mô hình nhân chủng học ở Việt Nam với 70% dân số trong độ tuổi 15-64, thu nhập khả dụng gia tăng, tốc độ đô thị hóa nhanh đặc biệt ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh càng tăng tính hấp dẫn của thị trường nhà ở đối với FDI.

Có thể bạn quan tâm

  • Dòng tiền tiết kiệm đang

    Dòng tiền tiết kiệm đang "chảy" vào bất động sản

    12:36, 23/05/2024

  • Top 10 doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024 ngành Bất động sản-Xây dựng

    Top 10 doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024 ngành Bất động sản-Xây dựng

    11:00, 23/05/2024

  • Hơn 100.000 doanh nghiệp, nhà môi giới bất động sản hướng về Ngày hội Môi giới Bất động sản Việt Nam 2024

    Hơn 100.000 doanh nghiệp, nhà môi giới bất động sản hướng về Ngày hội Môi giới Bất động sản Việt Nam 2024

    10:30, 23/05/2024

  • Bất động sản ăn theo khu công nghiệp:p/Nan giải bài toán vận hành

    Bất động sản ăn theo khu công nghiệp: Nan giải bài toán vận hành

    15:25, 21/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao bất động sản Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO